Ngọc trời trên đỉnh Ngọc Linh

TRẦN TẤN VỊNH 14/03/2019 17:33

(QNO) - Sâm Ngọc Linh là cây bản địa đặc hữu của núi rừng Ngọc Linh.

Tại Quảng Nam, sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhất tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Mùa sâm ra hoa thường từ tháng Tư đến tháng Bảy và mùa kết trái vào khoảng tháng Chín đến tháng Mười. Sau hai tháng quả bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Quả sâm chín nhìn tựa viên ngọc lấp lánh sắc màu. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.

Niềm vui của một thanh niên Xê Đăng khi tìm thấy cây sâm tự nhiên trong rừng già Ngọc Linh. Trước đây, đồng bào đã phát hiện ra loại dược liệu này và gọi là cây “thuốc giấu”. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng bào đã chỉ cho Ban Dân y Khu 5 nơi phát hiện cây thuốc quý này và từ đó gọi là Sâm Khu 5.
Niềm vui của một thanh niên Xê Đăng khi tìm thấy cây sâm tự nhiên trong rừng già Ngọc Linh. Trước đây, đồng bào đã phát hiện ra loại dược liệu này và gọi là cây “thuốc giấu”. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng bào đã chỉ cho Ban Dân y Khu 5 nơi phát hiện cây thuốc quý này và từ đó gọi là Sâm Khu 5.

Đồng bào Xê Đăng, ngoài việc tìm cây giống mọc tự nhiên còn biết thu hoạch hạt giống từ hạt cây sâm trồng tại vườn, gieo hạt, nảy mầm thành cây con chừng một năm tuổi rồi mang đi trồng dưới tán rừng, hình thành những vườn sâm trên núi Ngọc Linh. Nhờ những hạt sâm giống quý giá này nên đến nay, hàng trăm ha sâm Ngọc Linh được trồng và nhân rộng ở huyện Nam Trà My. Việc trồng sâm làm cho bà con dân tộc Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh từ bỏ đốt nương làm rẫy, giữ được rừng đầu nguồn, thoát khỏi đời sống nghèo khó và vươn lên làm giàu. Cây sâm được  bảo tồn và phát triển, trở thành sản phẩm nổi tiếng của xứ Quảng, thành “bảo vật” quốc gia. Nhằm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu Sâm Ngọc Linh, chính quyền và người dân địa phương đã tổ chức phiên chợ sâm hằng tháng và lễ hội sâm vào tháng Tám hằng năm, thu về tiền tỷ.

Những chốt trồng sâm của đồng bào Xê Đăng trên rừng nguyên sinh đỉnh Ngọc Linh, phải đi nhiều giờ mới tới nơi…
Những chốt trồng sâm của đồng bào Xê Đăng trên rừng nguyên sinh đỉnh Ngọc Linh, phải đi nhiều giờ mới tới nơi…
Những vườn sâm tiền tỷ của đồng bào Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh.
Những vườn sâm tiền tỷ của đồng bào Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh.
Một cây sâm Ngọc Linh cho hạt.
Một cây sâm Ngọc Linh cho hạt.
Một cô gái Xê Đăng nâng niu một cây sâm vừa kết trái còn non xanh.
Một cô gái Xê Đăng nâng niu một cây sâm vừa kết trái còn non xanh.
Một góc vườn sâm của ông Bùi Như Chương được bao bọc bằng bao lưới với nhiều màu sắc khác nhau và giỏ tre nhỏ để bảo vệ hạt sâm không bị chuột cắn phá. Người trồng sâm đợi những quả sâm vừa chín thì tháo bao lưới ra để chuẩn bị thu hái chùm hạt làm giống.
Một góc vườn sâm của ông Bùi Như Chương được bao bọc bằng bao lưới với nhiều màu sắc khác nhau và giỏ tre nhỏ để bảo vệ hạt sâm không bị chuột cắn phá. Người trồng sâm đợi những quả sâm vừa chín thì tháo bao lưới ra để chuẩn bị thu hái chùm hạt làm giống.
Sâm chín rộ ở một góc vườn trồng sâm trên núi Ngọc Linh.
Sâm chín rộ ở một góc vườn trồng sâm trên núi Ngọc Linh.
Những chùm sâm chín đỏ mọng như những viên ngọc đang còn nằm giữa giỏ tre nhỏ làm giá đỡ cho bao lưới Chùm hạt sâm chín vừa được tháo khỏi bọc lưới để chuẩn bị thu hoạch làm giống.
Những chùm sâm chín đỏ mọng như những viên ngọc đang còn nằm giữa giỏ tre nhỏ làm giá đỡ cho bao lưới Chùm hạt sâm chín vừa được tháo khỏi bọc lưới để chuẩn bị thu hoạch làm giống.
Những trái sâm chín được thu nhặt, nâng niu bảo quản, gìn giữ cẩn thân để chuẩn bị mang gieo ở vườn ươm
Những trái sâm chín được thu nhặt, nâng niu bảo quản, gìn giữ cẩn thân để chuẩn bị mang gieo ở vườn ươm
Công nhân chăm sóc cây sâm con tại vườn sâm Tăk Ngo, xã Trà Linh, thuộc quản lý của UBND huyện Nam Trà My. Khi cây sâm cứng cáp - khoảng một năm tuổi, sẽ mang ra trồng tại vườn sâm. Từ vườm ươm này, nhiều hộ nông dân ở xã Trà Linh cung cấp sâm giống trồng tại vườn riêng của mình, nhờ đó, người nông dân duy trì được vườn sâm, góp phần xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Công nhân chăm sóc cây sâm con tại vườn sâm Tăk Ngo, xã Trà Linh, thuộc quản lý của UBND huyện Nam Trà My. Khi cây sâm cứng cáp - khoảng một năm tuổi, sẽ mang ra trồng tại vườn sâm. Từ vườm ươm này, nhiều hộ nông dân ở xã Trà Linh cung cấp sâm giống trồng tại vườn riêng của mình, nhờ đó, người nông dân duy trì được vườn sâm, góp phần xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Những cây sâm con nảy mầm từ hạt giống để chuẩn bị trồng ra vườn rừng.
Những cây sâm con nảy mầm từ hạt giống để chuẩn bị trồng ra vườn rừng.
Những củ sâm Ngọc Linh đủ tuổi để bán ra thị trường, đạt tiêu chuẩn về khối lượng, chất lượng, tạo hình, màu sắc…
Những củ sâm Ngọc Linh đủ tuổi để bán ra thị trường, đạt tiêu chuẩn về khối lượng, chất lượng, tạo hình, màu sắc…
Các sản phẩm sâm Ngọc Linh, gốm lá sâm, cũ sâm, rượu sâm đang được bày bán tại phiên chợ sâm Ngọc Linh vào những ngày đầu hàng tháng tại huyện Nam Trà My.
Các sản phẩm sâm Ngọc Linh, gốm lá sâm, cũ sâm, rượu sâm đang được bày bán tại phiên chợ sâm Ngọc Linh vào những ngày đầu hàng tháng tại huyện Nam Trà My.
 
(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Ngọc trời trên đỉnh Ngọc Linh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO