(QNO) - Những mâm cơm luôn là mối đe dọa với trẻ mà các chị em phải đề phòng. Các chị đừng nghĩ chi qua xa xôi, như những lúc dọn cơm trẻ nghịch và rất dễ bị phỏng.
Khi trẻ bị phỏng và những việc làm cần biết (ảnh minh họa) |
Đối với trẻ con phỏng là do sự tò mò tái mái tay chân mà nên. Vì vậy là một bà mẹ thông minh chúng ta cần biết được những tuyệt chiêu sơ cứu khi trẻ bị phỏng tại nhà. Chỉ có như vậy mới có thể bảo vệ được con mình một cách hoàn hảo nhất.
Đây là cách sơ cứu và phòng ngừa phỏng ở trẻ em đã được các chuyên gia, bác sĩ hướng dẫn chị em lưu lại để học nhé!
Cách sơ cứu khi trẻ bị phỏng
Việc đầu tiên và quan trọng nhất là chặn đứng tác hại của nhiệt. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Làm nguội vết thương bằng nước mát sạch giúp giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương.
Hãy thực hiện ngay những việc này khi con bị phỏng (ảnh minh họa) |
Còn nếu trẻ đang bị cháy thì phải dập tắt lửa càng nhanh càng tốt. Nên chụp kín trẻ lại bằng tắm vải mền, không dùng loại chất nilon vì có thể sẽ bị cháy thêm. Ngay lập tức đặt ngay con xuống nền đất, cách này giúp hạn chế ôxy và cũng chống ngạt.
Cởi tất cả quần áo đã bị cháy hay bị dính nước nóng để tránh lây lan ở các bộ phận khác trên cơ thể. Tiếp tục biện pháp làm mát vết bỏng bằng nước sạch trong vòng ít nhất 20 phút. Dùng khăn ướt hoặc bông gạt đắp lên vết thương, để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng.
Trường hợp vết phỏng của trẻ không lớn hay bị phòng rợp và nôn mữa, thì các chị hãy co con uống ngay nước để thay thế phần dịch bị mất qua vết phỏng. Kèm theo đó là phải quan sát phần bị tổn thương của con trong 24 đến 48 giờ đồng hồ. Nếu thấy vết thương bị đỏ, sưng và đau thì chúng ta nên đưa con đến bệnh viện ngay.
Đối với trường hợp nặng trẻ bị phỏng sâu hoặc phỏng ở vùng mặt, hay tình trạng con bị ngất xỉu, tay chân lạnh và khó thở. Ngay lập tức phải đưa con đi cấp cứu không được chần chờ lâu các chị nhé.
Những cách phòng ngừa phỏng tại nhà cho trẻ
Các chuyên gia cho rằng ngày nay việc trẻ bị phỏng do nổ bình gas mini là con số khủng, do một số chị em thiếu ý thức và hay dùng lại vật dụng này. Nhưng không ai biết rằng khả năng gây nổ của chúng là rất cao. Vì vậy các chị em tuyệt đối không được dùng lại bình gas mini khi ở nhà có trẻ nhỏ.
Khi sử dụng các bếp dầu hay alcool thì tuyệt đối không được châm thêm khi bếp đang cháy. Phải tắt ngọn lửa trước khi châm thêm nguyên liệu.
Hạn chế sự tiếp xúc của trẻ nhỏ đối với bình thủy, khu vực nước sôi, chảo dầu mỡ hay các lọ hóa chất. Tốt nhất, nếu có thể các chị em nên để những vật dụng này trên cao, hạn chế tầm với của trẻ.
Không cho trẻ chơi đùa khu vực có nguồn điện.
Những điều cần lưu ý khi trẻ bị phỏng
Các chuyên gia cho rằng các chị em hầu như đều sơ cứu vết thương bị phỏng sai cách. Từ đó mà nhiều ca khi đưa vào cấp cứu chỉ có thể trị khỏi vết thương nhưng không thể nào không để lại sẹo.
Vì vậy, các chị em cần nhớ những việc sau và cần tránh khi sơ cứu vết thương:
Đừng dùng đá lạnh, mỡ hay bất cứ thứ thuốc nào vào vết thương. Việc này có thể làm cho vết thương bị bọng nước thậm chí có thể bị nhiễm trùng.
Chị em tuyệt đối không bôi hóa chất lên vết thương vừa bị phỏng (ảnh minh họa) |
Không dùng các loại băng bằng bông, có lông tơ mịn hay keo dính dán vào vết phỏng.
Đối với trường hợp là trẻ bị phỏng điện (tuy trường hợp này hiếm gặp nhưng chúng ta cũng phải đề phòng). Hãy ngắt ngay nguồn điện lập tức khi lại gần để sơ cứu cho trẻ bị phỏng.
Đây là những điều mà người phụ nữ trong gia đình chúng ta nhất định phải biết để bảo vệ sức khỏe gia đình mình. Ngoài việc phòng ngừa phỏng ở trẻ và bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, chị em cũng nên tìm hiểu những bài thuốc trị phỏng từ dân gian nữa nhé.
Theo giadinhmoi.vn