Sáng qua 6.6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cùng các điểm du lịch trên toàn quốc, nhằm tìm giải pháp tiến tới hiện thực hóa đề án Cải thiện môi trường du lịch Việt Nam. Ở điểm cầu Quảng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Hội An yên bình là một mô hình cần được nhân rộng. |
Theo nhận định của Bộ VH-TT&DL, sau một thời gian phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng của ngành “công nghiệp không khói” này có dấu hiệu chững lại. Mặc dù đã có nhiều giải pháp trong công tác quản lý, song môi trường du lịch Việt Nam vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu an toàn, chèo kéo, chèn ép, gian lận, lừa đảo du khách, đặc biệt là ở các điểm du lịch lớn vào mùa cao điểm… Chính những điều đó đã làm xấu môi trường du lịch, ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tình trạng trên là do sự thiếu quyết liệt, thiếu giải pháp hữu hiệu và việc buông lỏng trong công tác quản lý; bên cạnh đó, cơ chế chồng chéo, nhiều cơ quan quản lý nhưng thiếu đầu mối chịu trách nhiệm, thiếu thông tin cảnh báo đến du khách…
Trong bối cảnh đầy ắp khó khăn, bất ổn của ngành du lịch, nhiều địa hương đã có những giải pháp riêng, cụ thể để khắc phục và tiếp tục thu hút du khách. Cụ thể như tại TP.Hồ Chí Minh đã thành lập lực lượng bảo vệ du khách, phát huy sức mạnh liên ngành, thành lập trung tâm hỗ trợ du khách; Đà Nẵng thiết lập đường dây nóng; Hội An (Quảng Nam) nâng cao vai trò cộng đồng. Với nhiều giải pháp khá tích cực và thường xuyên trong quản lý dịch vụ du lịch, đặc biệt là việc vận dụng lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đầu tư, nâng cao nhận thức cộng đồng..., Hội An được xem là mô hình có thể nhân rộng cho nhiều điểm du lịch trong cả nước. Để tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường du lịch của địa phương nói riêng và cả nước nói chung, Quảng Nam đề xuất Chính phủ và bộ chuyên ngành hỗ trợ địa phương bằng các giải pháp chế tài mạnh đối với hành vi vi phạm trên lĩnh vực dịch vụ du lịch, cấp hạng sao cho dịch vụ ăn uống, nhà hàng…
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cải thiện môi trường du lịch Việt Nam là điều cấp bách hiện nay. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm kéo theo sự tăng trưởng của ngành du lịch ngày càng sa sút. Mục tiêu chính của Việt Nam là xây dựng một ngành du lịch Việt Nam thành điểm đến an toàn và thân thiện. Vì vậy, các vấn đề tồn tại của du lịch Việt Nam là thiếu nhà vệ sinh hoặc có thì quá bẩn, tình trạng chèo kéo, ép giá, gây mất an ninh… vẫn thường xuyên xảy ra, cần có đơn vị, cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm và giải quyết triệt để. Điều quan trọng là làm thế nào xác định trách nhiệm của địa phương đối với sự an toàn của du khách, tìm giải pháp tạo động lực kêu gọi sự tham gia của những người có thu nhập từ dịch vụ du lịch và những hoạt động kinh doanh còn thiếu văn minh.
T.D