Những năm qua, vấn đề đất đai liên quan đến việc bồi thường, giải tỏa đã xảy ra nhiều vụ khiếu kiện, khiếu nại ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quy định của pháp luật chưa chặt chẽ và cụ thể.
|
Ông Vũ Văn Sỹ - Chủ tịch Hội Tù yêu nước tỉnh góp ý một số vấn đề liên quan đến đất đai trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.Ảnh: VINH ANH |
Liên quan đến vấn đề đất đai mà Dự thảo sửa đổi
Theo PGS-TS. Phạm Hữu (Viện Nhà nước và pháp luật), quy định của pháp luật về đất đai hiện nay chưa rõ ràng nên nảy sinh nhiều hệ lụy, bị xói mòn bởi tình trạng tư nhân hóa ngầm về đất đai, tạo điểm nghẽn về pháp lý. Cũng vì thế nên thị trường bất động sản nhiều rủi ro; chung quanh việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư phát sinh nhiều khiếu kiện phức tạp… Trong thu hồi đất, ông đề nghị nên dùng từ “bồi hoàn” thay cho “bồi thường”; Hiến pháp cũng nên có điều quy định “Quyền sử dụng đất theo quy định của luật” và quán triệt tinh thần chỉ thu hồi đất vì an ninh quốc gia, lợi ích công cộng. |
Trong khi đó, ông Lê Văn Lai - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị cần làm sáng tỏ thế nào là thu hồi đất trong trường hợp “thật cần thiết” tại Điểm 3, Điều 58 (Chương III). Thu hồi trong trường hợp “thật cần thiết” cần diễn giải như thế nào? Vì vấn đề an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, vì lợi ích công cộng, vì các dự án phát triển kinh tế xã hội? Nêu ra hết như vậy thì cụm từ “thật cần thiết” không cần nữa. Do đó, theo ông Lê Văn Lai thu hồi đất trong trường hợp “thật cần thiết” chỉ nên kèm với một nội dung là “vì lợi ích an ninh quốc phòng”, còn các phần sau không nên đưa vào Hiến pháp. Đất nào cũng “tiềm ẩn” lý do thu hồi thì cái thiệt là thuộc về nhân dân.
Ông Lai cũng cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi lần này nên xem xét lại, bởi nếu không nghiên cứu kỹ thì vấn đề liên quan đến đất đai chiếm 70% số đơn khiếu kiện, khiếu nại như hiện nay sẽ không giảm. Một vấn đề rất nóng hiện nay được đặt ra đó là việc bồi thường, giải tỏa. “Đất người ta đang ở, đến giải tỏa, bồi thường không bao nhiêu cả. Sau đó làm đường rồi bán lại với giá cao gấp nhiều lần. Đó là lấy của cộng đồng dân cư đưa cho cá nhân. Từ đó sinh ra bao nhiêu mâu thuẫn phức tạp” - ông Lai nói.
Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18) Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. 3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội. |
VINH ANH