(QNO) - Gió mùa đông bắc mạnh cấp 6, 7 cùng với triều cường dâng cao tạo sóng lớn cao đến 3 - 4 mét nhiều ngày qua khiến bãi biển Cửa Đại sạt lở tan hoang.
|
Đoạn kè mềm dài 600m bị sóng đánh sụt lún. Ảnh: MINH HẢI |
Nhiều người dân địa phương cho biết, vào khoảng từ 23 giờ đêm 2.11 đến 3 giờ sáng ngày 3.11, sóng biển khá lớn cuốn trôi nhiều vật dụng chưa dọn dẹp kịp, các resort ven biển phải chuyển khách vào nơi an toàn.
|
Nhân viên các khách sạn ven biển nỗ lực bảo vệ tài sản. Ảnh: MINH HẢI |
Sau một đêm hoành hành (đêm 2.11), sóng lớn đã làm làm sụt lún gần 600m kè mềm, kể cả kè cứng của các khu resort tự kè cũng bị sóng biển phá hủy. Biển đang lấn sâu vào khu resort Palm Garden, làm sập nhiều nhà kiên cố của khu Fusion Alya resort.
|
Sóng lớn phá tan bờ kè kiên cố và cuốn sập nhiều nhà của khu Fusion Alya. Ảnh: MINH HẢI |
|
Nhiều khu nhà nghỉ kiên cố cũng bị sóng đánh sập, sắp đổ xuống biển. Ảnh: MINH HẢI |
Để bảo vệ tài sản của các doanh nghiệp, chính quyền TP.Hội An điều động lực lượng đến giúp chống đỡ tạm thời. Các doanh nghiệp cũng huy động tất cả nhân viên, thuê phương tiện nỗ lực kè tạm chống sóng.
|
Sau một đêm, biển lấn sâu và tiếp tục uy hiếp các khu resort ven biển Cửa Đại. Ảnh: MINH HẢI |
“Nếu đêm nay, gió không giảm cấp, mà triều cường lên cao nữa thì thiệt hại thật khủng khiếp”. Ông Nguyễn Thành Sang - Chủ tịch HĐQT Palm Garden Resort lo lắng.
|
Các khu resort ven biển Cửa Đại huy động nhân viên kè tạm bảo vệ tài sản. Ảnh: MINH HẢI |
|
Nhiều doanh nghiệp hút cát nhằm giảm thiệt hại tài sản. Ảnh: MINH HẢI |
|
... ngâm mình dưới sóng biển để cứu lấy tài sản cho các doanh nghiệp. Ảnh: MINH HẢI |
|
Ông Nguyễn Thành Sang (áo màu cam) xót xa nhìn cơ ngơi của doanh nghiệp bị sóng biển cuốn trôi. Ảnh: MINH HẢI |
|
Bơm cát vào những túi lớn là giải pháp nhiều doanh nghiệp chọn để tự cứu mình trước sự xâm thực của sóng biển. Ảnh: MINH HẢI |
MINH QUÂN