Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại trung tâm hành chính công của Sở NN&PTNT

(Còn nữa) (Nguồn: Trung tâm Hành chính công và xúc tiến đầu tư tỉnh) 05/04/2017 08:41

1. Công nhận nghề truyền thống.

2. Công nhận làng nghề.

3. Công nhận làng nghề truyền thống.

4. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (hoặc Phiếu kiểm soát thu hoạch) cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

5. Cấp đổi Phiếu kiểm soát thu hoạch sang Giấy chứng nhận xuất xứ cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

6. Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm lần đầu.

7. Xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm.

8. Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

9. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.

10. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (trường hợp trước 6 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn).

11. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận).

12. Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do UBND cấp tỉnh xác lập.

13. Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với tổ chức.

14. Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng gỗ khi chuyển rừng sang trồng cao su của tổ chức (đối với rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ không hoàn lại).

15. Cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên.

16. Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của tổ chức.

17. Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của các tổ chức.

18. Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng đặc dụng.

19. Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ.

20. Thẩm định, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức.

21. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và phụ lục II, III của CITES.

22. Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc địa phương quản lý.

23. Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý…

24. Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

25. Thẩm định, phê duyệt cho ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

26. Thẩm định, phê duyệt cho ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

27. Thẩm định, phê duyệt cho ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tư để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thuộc địa phương quản lý.

28. Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

29. Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do UBND tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý.

30. Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích đối với khu rừng đặc dụng do UBND tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý.

31. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh.

32. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý.

33. Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý).

34. Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển thuộc địa phương quản lý.

35. Cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống.

36. Cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con.

37. Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (gồm công nhận: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng).

38. Phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý.

39. Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý).

40. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn).

41. Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.

42. Thu hồi rừng của tổ chức được nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài).

43. Giao rừng cho tổ chức.

44. Cho thuê rừng cho tổ chức…

(Còn nữa)
(Nguồn: Trung tâm Hành chính công và xúc tiến đầu tư tỉnh)

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại trung tâm hành chính công của Sở NN&PTNT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO