Theo đánh giá của đoàn kiểm tra giảm nghèo giữa kỳ của Trung ương, tốc độ giảm nghèo của Quảng Nam khá ấn tượng, dù nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Hạ tầng miền núi được đầu tư nhờ những chính sách giảm nghèo. Ảnh: D.L |
Nỗ lực vượt bậc
Từ năm 2011 - 2013, Quảng Nam đã được Trung ương đầu tư thực hiện nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo, tạo động lực cho người nghèo có cơ hội, điều kiện thoát nghèo. Tổng nguồn kinh phí Trung ương phân bổ trong 3 năm gần 4.101 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đã dành hơn 637,7 tỷ đồng thực hiện các chương trình, chính sách đặc thù của tỉnh gồm hỗ trợ nhà ở 167 và nhà đại đoàn kết, tín dụng ưu đãi, chương trình 30c, phát triển giao thông nông thôn, chính sách đối với học sinh thuộc khu vực II, chương trình 135 và học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số, hỗ trợ người nghèo đón tết…
Đánh giá công cuộc giảm nghèo của Quảng Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Phước Hoan cho biết: “Qua thực tế đi kiểm tra ở 2 huyện nghèo là Nam Trà My và Phước Sơn, chúng tôi nhận thấy Quảng Nam đã có sự tập trung chỉ đạo trong giảm nghèo mạnh từ tỉnh đến huyện, xã. Nguồn lực đầu tư trong thời gian qua dù chưa cao, nhưng tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Nam giảm đạt được mục tiêu, thậm chí vượt lên 4 - 5%/ năm là tốc độ ấn tượng. Dù tâm lý người dân còn ỷ lại nhưng đó đã là sự thay đổi lớn, nhất là đối với đồng bào nghèo là người dân tộc thiểu số…”. |
Đối với các chính sách của Trung ương, đã thực hiện cho vay ưu đãi đối với hơn 138 nghìn lượt hộ nghèo với doanh số cho vay hơn 1.690 tỷ đồng, và cho vay đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Chính sách khuyến công hỗ trợ các địa phương 21,395 tỷ đồng hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề, phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, chuyển giao công nghệ mới... Hàng ngàn lượt hộ nghèo còn được hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng tiền điện, trợ giúp pháp lý, miễn, giảm thuế, nước sinh hoạt, định canh định cư, nâng cao đời sống người nghèo vùng khó khăn, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, rất nhiều công trình giao thông, điện, trường học, trạm y tế, thủy lợi, chợ đã được đầu tư tổng lực cho các địa phương trong tỉnh từ các chương trình, chính sách của Trung ương và tỉnh đã giúp thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, hải đảo.
Và những thách thức
Theo ông Nguyễn Quang Hòa - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Quảng Nam còn gặp rất nhiều thách thức trong công cuộc giảm nghèo trong thời gian còn lại. Nhóm hộ nghèo càng về sau càng yếu thế hơn, nên thúc đẩy nhóm này thoát nghèo là điều khó khăn. Về chính sách, kinh phí được bố trí hàng năm cho các huyện nghèo chưa đáp ứng theo nhu cầu đề án đã được phê duyệt, trong khi các huyện nghèo rất cần nguồn kinh phí để vực dậy nền kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện thoát nghèo.
Ông Nguyễn Khắc Hiếu, phó ban chỉ đạo thực hiện công ước khí hậu và nghị định thư Kyoto của Việt Nam cho biết Việt Nam đã thực hiện xong các nghĩa vụ được quy định trong Nghị định thư Kyoto. Ông nói Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán trong tư thế thành viên của nhóm G77. Trong 10 thành phố lớn nằm trong danh sách nguy cơ cao của OECD vào năm 2070, có 9 thành phố thuộc châu Á. Trong số này Calcutta và Mumbai của Ấn Độ đứng hàng đầu. TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng (Việt Nam) đứng hàng thứ ba, còn lại là Dhaka (Bangladesh), Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) và Yangon (Myanmar)… |
Trung ương có sự đầu tư lớn cho công cuộc giảm nghèo, nhưng những chính sách được ban hành đến nay đã không còn phù hợp, mức hỗ trợ thấp như hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng chỉ được 200 nghìn đồng/ha/năm, hỗ trợ hộ nghèo làm chuồng trại chỉ 1 triệu đồng/hộ, mức hỗ trợ tiền điện (30 nghìn đồng/hộ/tháng), hỗ trợ nâng cao đời sống cho hộ nghèo còn thấp, địa bàn miền núi cách trở, khó khăn nhưng mỗi tháng phải đi nhận số tiền ít như thế thì không có tác dụng về giảm nghèo... Mức hỗ trợ đầu tư cho xã nghèo về cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất thấp, trong khi biến động giá vật tư, nhân công, cây, con giống lớn. Nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của hộ nghèo, cận nghèo lớn nhưng nguồn vốn phân bổ thì ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn cho rằng chính sách dành cho người nghèo quá nhiều, tính ra có 70 văn bản chính sách liên quan trực tiếp đến người nghèo, dân tộc thiểu số nên sự chồng chéo diễn ra. Nhiều chính sách từ Trung ương triển khai chậm trễ khiến địa phương khó thực hiện. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn đề nghị Trung ương nên rà soát lại tất cả các chính sách, văn bản nhằm có sự đánh giá lại tác động của chính sách. Hiện nay chính sách nhiều nhưng còn nhỏ lẻ, đến với người nghèo nhiều nhưng lại không tạo được động lực mạnh mẽ, thậm chí còn tạo tâm lý ỷ lại cho hộ nghèo, vì được hưởng lợi nhiều nên hộ nghèo không muốn thoát nghèo.
DIỄM LỆ