Làm thế nào để nông dân sống tốt với chính những sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn? Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, làm thế nào để nông nghiệp giữ được vai trò của mình trong nền kinh tế?... Phóng viên Báo Quảng Nam có cuộc trò chuyện với ông Famio Kato - Trưởng Dự án JICA TP.Minamibousou (Nhật Bản) về những câu chuyện liên quan đến làm nông nghiệp an toàn ở Việt Nam.
Ông Fumio Kato (bên phải) chia sẻ câu chuyện về làm nông nghiệp sạch. Ảnh: T.CÔNG |
PV: Thưa ông Famio Kato, ông nghĩ Việt Nam có thể làm nông nghiệp hữu cơ?
Ông Fumio Kato: Trước khi nói đến hữu cơ, các bạn phải nói đến sạch đã. Nghĩa là sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nhưng theo đúng cách hạn chế tác hại đến môi trường, ảnh hưởng đến người dùng. Muốn đạt đến nền nông nghiệp hữu cơ rất khó. Ngay cả ở Nhật, nông nghiệp hữu cơ thật sự chỉ chiếm chưa đến 1%. Hữu cơ từ nguồn nước, không khí…, không được ở gần những nhà máy hóa chất nhuộm tẩy, không chỉ vậy, hạt giống từ đâu, găng tay cao su của bạn, khay nhựa ra sao, đóng túi như thế nào… Tất cả nằm trong quy trình và bảo đảm đó là nông nghiệp hữu cơ. Thậm chí có một nông dân Nhật từng nói, nếu ông ta làm nông nghiệp hữu cơ thì cuối mùa không thu hoạch được gì cả, vì sâu nó đã thu hoạch hết rồi.
PV: Ý ông muốn nói là Việt Nam không phù hợp?
PV: Nhân cuộc trò chuyện này, ông có thể chia sẻ nhận định của mình về sự phát triển đối với Hội An? Ông Fumio Kato: Riêng Hội An, tôi muốn nói rằng, xã hội đang chuyển mình thành xã hội ô tô. Trước khi làm gì hay, chúng ta phải tính đến giao thông. Tôi phải nói thế này, các bạn sẽ dễ bị bỏ lại trên con đường phát triển của đô thị hóa và giao thông chuyển sang ô tô. Hội An sẽ bị rơi vào một điểm, một cái hẻm và bị bỏ quên ở đó nếu như cứ tiếp tục vậy. Sẽ có nhiều khách bỏ qua đến Hội An hoặc “bị” hạn chế đến Hội An vì hạ tầng giao thông như hiện nay của các bạn. Các bạn phải tính đến việc kết nối với các phương tiện giao thông khác với nhau, sự tiện lợi của du khách, rồi mới nói đến chuyện phát triển Hội An như thế nào. |
Ông Fumio Kato: Tôi muốn nói với các bạn thế này. Ở những vùng nhiệt đới gió mùa như Việt Nam và một số nước trong khu vực, gần như nông nghiệp hữu cơ là bất khả thi. Nếu các bạn làm nông nghiệp hữu cơ, cuối mùa các bạn không có gì để ăn nữa. Trước khi làm một thứ gần như không thể, để lòe thiên hạ và sướng tai người tiêu dùng, các bạn hãy hướng tới việc làm rau sạch, rau an toàn. Bắt buộc phải sử dụng thuốc và phân bón hóa học, nhưng phải ở một liều lượng nhất định và đúng cách. Hãy làm nông nghiệp sạch đã - thứ mà bây giờ các bạn vẫn chưa làm được trọn vẹn, nếu không con cháu các bạn sẽ là người chịu ảnh hưởng. Phải làm sao để người tiêu dùng thấy được là dù đắt cũng được, nhưng họ phải bỏ tiền mua, vì sức khỏe của con cháu mình, của nòi giống mình. Các thành phần trong xã hội nên có trách nhiệm với công việc đó, tuyên truyền để mọi người dân thấy những ích lợi của một nền nông nghiệp an toàn.
PV: Thưa ông Fumio Kato, với các dự án nông nghiệp tại Việt Nam mà JICA đang tài trợ, nó sẽ như thế nào khi dự án kết thúc?
Ông Fumio Kato: Cách duy nhất để những dự án, kể cả khi JICA rút đi rồi mà vẫn tồn tại, là làm sao để nó sống, tức là nó có thể chạy được, thu được lợi nhuận, vượt qua điểm hòa vốn và không còn phụ thuộc vào bình sữa dự án.
Cho tôi hỏi các bạn, định hướng làm rau an toàn có phải là định hướng đúng đắn?... Đấy, cũng như các bạn, tất cả mọi người khi được đặt câu hỏi này đều gật đầu. Vậy tại sao các dự án rau an toàn lại chết, trong đó có cả một số được nhận tài trợ từ JICA? Lúc này các bạn phải xét lại truyền thông và nhận thức của người Việt Nam. Ở Nhật, thật ra để sản xuất rau an toàn không phải mình nông dân có thể làm được. Xã hội có nhu cầu và nông dân có thể làm ra thứ mà xã hội cần, như thế cũng chưa đủ. Họ cần thêm hai thứ. Một là chính quyền phải đảm bảo được sự chứng nhận về sản phẩm của người dân. Thứ hai là truyền thông. Cơ quan truyền thông phải vào cuộc để tạo nên những tác động, để lái những chuyển động của xã hội theo các định hướng đã đề ra ban đầu. Nếu các bạn thấy định hướng đó là đúng thì phải nỗ lực làm.
PV: Sao không có những cuộc trở lại, thưa ông?
Ông Fumio Kato: Xét cho cùng, những tổ chức phi chính phủ như chúng tôi chỉ là người ngoài. Bọn tôi như những lữ khách, đi qua, ghé trọ và gặp chủ nhà nói vài câu chuyện rồi bọn tôi đi mất. Vấn đề là chủ nhà. Các bạn mới là người ở lại. Chuyên gia đến nói rất hay, làm rất tốt, nhưng khi xong dự án họ phải đi vì còn nhiều nhà khác. Do đó, chính chủ nhà phải phát huy ý thức của đơn vị chủ nhà. Đương nhiên không phải chỉ có người dân. Chính quyền các bạn phải có suy nghĩ về việc mình phải làm thế nào đối với nền kinh tế của mình, với cái nhà của mình.
PV: Ông nghĩ gì về sự hợp tác quốc tế để phát triển?
Ông Fumio Kato: Một thời gian trước tôi sang Tây Ban Nha để tham dự một buổi làm việc, nội dung đại ý các nước của EU sẽ cùng họp để xác định xem trong phân công quốc tế, nông nghiệp của Tây Ban Nha sẽ đóng vai trò gì trong bức tranh kinh tế chung của châu Âu. Trước giờ các quốc gia, dù nói là toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế nhưng vẫn tính đến việc lợi ích của quốc gia nhiều hơn. Nhưng ở thời điểm hiện tại, với xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia đóng vai trò như một chuỗi xích trong nền kinh tế thế giới. Xác định Việt Nam ở đâu trong bản đồ khu vực và thế giới, trong phân công lao động quốc tế là điều cần thiết đối với các bạn. Những điểm mạnh điểm yếu với từng lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp ở Việt Nam là gì. Từ đó mới tính đến những câu chuyện kết hợp khác.
PV:Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
LÊ QUÂN (thực hiện)