Mẹo ăn uống giúp tránh hạ đường huyết đột ngột

V. THU (Theo suckhoedoisong.vn) 26/03/2022 11:08

(QNO) - Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống quá thấp. Tình trạng này thường xảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường nhưng nó cũng có thể do các yếu tố khác gây ra.

Hạ đường huyết thường gây chóng mặt, đau đầu, run rẩy...
Hạ đường huyết thường gây chóng mặt, đau đầu, run rẩy...

1. Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Ngay cả khi không mắc bệnh đái tháo đường, bạn vẫn có thể bị hạ đường huyết. Hạ đường huyết không do đái tháo đường đề cập đến tình trạng một người không mắc bệnh đái tháo đường có lượng đường trong máu thấp, giảm xuống dưới 70 miligam mỗi decilit (70mg/dL).

Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm:

Lo lắng hoặc lú lẫn

Run rẩy

Chóng mặt hoặc mờ mắt

Đau đầu

Đói hoặc thèm đồ ngọt

Khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng

Nhịp tim nhanh

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Tê hoặc lạnh ở tay hoặc chân

Buồn ngủ

Đổ mồ hôi

Khó nói…

Mật ong là thực phẩm giúp tăng đường huyết nhanh.
Mật ong là thực phẩm giúp tăng đường huyết nhanh.

Không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh đái tháo đường...(ThS.BS. Lê Văn Lam)

Những triệu chứng này xảy ra do cơ thể bạn không nhận đủ glucose để giữ cho não hoạt động bình thường vì bộ não chúng ta sử dụng glucose làm nguồn năng lượng chính.

Glucose được cung cấp từ thực phẩm nên nó liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Khi không có đủ glucose trong máu, cụ thể như gần đây bạn nhịn ăn hoặc không ăn, cơ thể sẽ cố gắng bù đắp bằng cách tăng giải phóng insulin và kích hoạt giải phóng các hormone như adrenaline (epinephrine) và norepinephrine để giúp cơ thể tăng lượng đường trong máu.

Hạ đường huyết không do đái tháo đường có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn hoặc trong khi đói, khi bạn chưa ăn. Nếu không phải do phản ứng với thuốc, ví dụ như dùng quá nhiều aspirin hoặc mắc bệnh ung thư, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng hạ đường huyết bằng chế độ ăn uống.

2. Khi bị hạ đường huyết nên ăn thực phẩm nào?

Hạ đường huyết nhẹ thường có thể được điều trị bằng các loại carbs có tác dụng nhanh được hấp thu nhanh trong ruột và thải vào máu trong vòng 5 đến 15 phút. Đây là những loại carbohydrate đơn giản không cần phải chia nhỏ trong quá trình tiêu hóa.

Nếu bạn đang bị hạ đường huyết, bạn cần nhanh chóng cân bằng lượng đường trong máu. Cách tốt nhất là ăn các thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu để nhanh chóng nâng đường huyết lên.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị điều trị hạ đường huyết theo quy tắc 15-15. Theo quy tắc này, bạn cần thực hiện các biện pháp:

- Ăn hoặc uống ngay 15g carbohydrate để tăng lượng đường trong máu. Có thể lựa chọn một trong số những thực phẩm cung cấp 15g carb hoạt động nhanh dưới đây:

1/2 đến 3/4 cốc nước ép trái cây các loại

½ cốc nước cam

Một muỗng canh mật ong

2 muỗng canh nho khô

1 cốc sữa không béo

1 muỗng canh đường

1 muỗng canh xi rô

6-8 viên kẹo nhỏ

- Kiểm tra lượng đường trong máu sau 15 phút.

- Ăn thêm 15g carbohydrate nếu lượng đường trong máu vẫn dưới 70mg/dL.

- Lặp lại các bước này cho đến khi lượng đường trong máu đạt ít nhất là 70mg/dL.

- Ăn một bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ để đảm bảo đường huyết không giảm trở lại khi lượng đường trong máu của bạn trở lại mức bình thường.

Đường tinh khiết là phương pháp ưu tiên để điều trị hạ đường huyết, nhưng bất kỳ dạng carbohydrate nào có chứa đường đều sẽ làm tăng đường huyết.

Bạn không nên điều trị hạ đường huyết quá mức bằng cách ăn quá nhiều carbs, vì làm như vậy có thể gây tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao) có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

3. Các thực phẩm cần tránh

Thực phẩm làm tăng đột biến nhanh chóng lượng đường trong máu, báo hiệu lượng insulin tăng đột biến và dẫn đến giảm đường huyết được khuyên nên tránh đối với người bị hạ đường huyết bao gồm:

- Thực phẩm chứa nhiều đường và đường cô đặc như: bánh ngọt, sữa đặc, kem…

- Các loại thực phẩm như cà phê, ca cao, soda và trà đen có caffeine gây giải phóng hormone adrenaline, có thể làm tăng lượng đường trong máu.

- Đồ uống có cồn như rượu được biết là nguyên nhân gây ra lượng đường trong máu thấp, đặc biệt là uống rượu khi bụng đói.

4. Mẹo ăn uống giúp kiểm soát lượng đường trong máu

- Nên chia lượng carbohydrate cần ăn đều trong một ngày. Cố gắng ăn 2-4 khẩu phần carbs mỗi bữa và 1-2 phần vào bữa ăn nhẹ. Một khẩu phần là 15g carbohydrate.

- Chọn ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ.

- Chọn trái cây nguyên trái thay vì trái cây đã qua chế biến như mứt hoặc nước ép.

- Ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau trong bữa ăn để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.

- Kết hợp ăn đồ ngọt và trái cây với các loại thực phẩm khác.

- Tăng cường protein nạc trong mỗi bữa ăn để có năng lượng lâu dài hơn như: cá, pho mát ít béo, trứng…

- Bổ sung chất béo lành mạnh với một lượng vừa phải như: quả hạch, các loại hạt, bơ và dầu ô liu.

- Đối với những người dễ có lượng đường trong máu thấp nên ăn các bữa ăn nhỏ và ăn nhẹ trong ngày. Nên ăn khoảng 3 - 4 giờ một lần.

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Mẹo ăn uống giúp tránh hạ đường huyết đột ngột
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO