(QNO) - Không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho làng quê Việt Nam mà trong những năm gần đây, cau còn là cây trồng có giá trị kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông nhàn.
Không chỉ phụ nữ mà còn có cả người già cùng tham gia hái cau. |
Hàng năm từ tháng 3 - 9 âm lịch, thanh niên ở các địa phương tỏa về khắp nơi trên địa bàn trong và ngoài tỉnh để thu mua cau, sau đó tập trung về các điểm sơ chế trước khi xuất hàng ra nước ngoài để bán.
Tham gia hái cau còn là dịp gặp nhau để chị em trao đổi kinh nghiệm xây dựng hạnh phúc gia đình. |
Tại các điểm sơ chế thu hút hàng chục lao động từ người già đến trẻ em tham gia hái cau, luộc chín, sấy khô, đóng bao bì và bốc lên xe để xuất khẩu. Thu nhập bình quân 200 nghìn đồng/ngày/người. Đối với học sinh, tranh thủ những ngày nghỉ hè tham gia hái cau giúp cha mẹ có thêm nguồn thu nhập để mua sắm trang phục, sách vở và đồ dùng học tập chuẩn bị bước vào năm học mới.
Học sinh cùng tham gia hái cau để giúp cha mẹ có nguồn thu nhập. |
Tập trung trái cau đã hái trước khi đưa vào lò luộc. |
Lò luộc cau. |
Cau đã luộc chín được vớt ra để đưa vào lò sấy khô. |
Đóng bao bì. |
Đưa hàng lên xe để xuất khẩu. |
NGUYỄN ĐIỆN NGỌC