Nghề sủi trầm

PHƯỚC HIẾU 05/11/2022 08:48

Nghề chế tác trầm cảnh từ cây dó bầu không chỉ giúp nhiều chủ cơ sở sản xuất trầm hương ở Tiên Phước khấm khá mà còn tạo việc làm cho nhiều phụ nữ ở địa phương có nguồn thu nhập ổn định.

Mỗi ngày bà Thương (áo hồng) sủi được hơn 80 miếng cây dó bầu.
Mỗi ngày bà Thương (áo hồng) sủi được hơn 80 miếng cây dó bầu.

Những ngày này về các xã Tiên Mỹ, Tiên An, Tiên Cảnh (Tiên Phước) dễ bắt gặp hàng chục phụ nữ ở độ tuổi từ 20 - 50 đang miệt mài sủi trầm từ thân cây dó bầu cho các cơ sở chế tác trầm cảnh. Công việc của họ bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày. Ngày công lao động dao động khoảng 200 nghìn đồng.

Đoạn cây dó bầu nào không có lõi trầm sẽ được sử dụng làm hương thắp.
Đoạn cây dó bầu nào không có lõi trầm sẽ được sử dụng làm hương thắp.

Bà Đoàn Thị Thương (thôn Mỹ Thượng Đông, xã Tiên Mỹ) với hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề sủi trầm cho biết, trước đây bà làm nghề xắt lá quế ở các cơ sở làm hương. Sau một thời gian, nguồn nguyên liệu lá quế giảm, bà mất việc làm, nguồn thu nhập cũng không còn nên bà chuyển qua làm nghề sủi trầm.

Sủi trầm phải thận trọng vì tiếp xúc với các vật kim loại sắc nhọn dễ làm đứt tay.
Sủi trầm phải thận trọng vì tiếp xúc với các vật kim loại sắc nhọn dễ làm đứt tay.

“Ở địa phương, những phụ nữ độ tuổi trung niên như tôi khó tìm việc làm phù hợp. Nghề này tuy vất vả, nhưng bù lại giúp tôi có nguồn thu nhập để lo các con ăn học. Làm nghề sủi trầm dễ mà khó, đòi hỏi phải tỉ mỉ, kỳ công. Cạnh đó, người thợ phải hết sức cẩn thận, dễ đứt tay vì thường xuyên cầm các vật bằng kim loại sắc bén như đục, dao… để sủi trầm” - bà Thương trải lòng.

Dùng găng tay tự chế bằng ruột xe để bảo vệ ngón tay.
Dùng găng tay tự chế bằng ruột xe để bảo vệ ngón tay.
Để làm hoàn thiện các tác phẩm, người thợ phải ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ.
Để làm hoàn thiện các tác phẩm, người thợ phải ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ.
Để lấy được phần trầm hương, người thợ phải trải qua 8 công đoạn gồm: bổ, chẻ, đục, đẽo, phá, tỉa, mài và đánh bóng.
Để lấy được phần trầm hương, người thợ phải trải qua 8 công đoạn gồm: bổ, chẻ, đục, đẽo, phá, tỉa, mài và đánh bóng.
Qua bàn tay khéo léo của người thợ, các lõi cây dó bầu trở thành những tác phẩm có giá trị về thẩm mỹ và kinh tế.
Qua bàn tay khéo léo của người thợ, các lõi cây dó bầu trở thành những tác phẩm có giá trị về thẩm mỹ và kinh tế.

PHƯỚC HIẾU