(QNO) - Bất kể nắng mưa, những phiên chợ vùng bãi ngang ven biển Tam Tiến (huyện Núi Thành) lúc nào cũng tấp nập người qua. Vẫn là những chuyến thuyền cá bạc đầy khoang, vẫn là dòng người hối hả bán mua, duy chỉ có thời gian và địa điểm thì mỗi mùa mỗi khác...
|
Đi từ 4 giờ chiều nhưng mãi đến 10 - 12 giờ khuya cùng ngày, những chiếc ghe nhỏ trung chuyển mới cập bến Tam Tiến, mang cá trở về địa phương. Ảnh: K.L |
Mùa hè, chợ thường tập trung ngay trên bãi biển. Sau chuyến tàu đêm, các bà, các mẹ đón đợi chồng về bên những rổ cá tươi, người đi chợ khắp mọi nơi đổ về, nhộn nhịp rôm rả với hàng trăm thứ hàng, thứ quán.
Mùa biển động, sóng gầm ghềnh, thuyền phải chạy về neo đậu và tập kết cá ở cảng Kỳ Hà. Sau đó có ghe nhỏ trung chuyển dọc sông Trường Giang, mang cá trở về lại địa phương. Phiên chợ cũng vì thế mà phải dời đi, gò đất nhỏ nơi mé sông đầu thôn Tân Bình Trung là nơi được chọn.
Mười hai giờ khuya, đám đông dần xuất hiện, phiên chợ bắt đầu hình thành...
|
Chủ thuyền trung chuyển bắt đầu giao cá đã được đóng gói sẵn cho người nhà đứng đợi từ lâu. Ảnh: K.L |
|
Người nhà nhận và đưa cá lên bờ. Ảnh: K.L |
|
Vài bóng điện quả ớt tù mù giăng ở đáy sông không đủ sáng, mỗi người thường trang bị cho mình một chiếc đèn pin đội trên đầu - mà theo họ vừa tiện dụng vừa dễ thấy nhau hơn. Ảnh: K.L |
|
Cá, mực các loại được các bà, các mẹ soạn ra từng ki, từng rổ nhỏ để tiểu thương đến mua. Ảnh: K.L |
|
Lúc 1 giờ khuya thường là giờ cao điểm. Người mua người bán tập nập, xôm tụ cả một khoảnh đất nhỏ ven sông. Ảnh: K.L |
|
Dưới ánh điện mờ nhạt, những dòng chữ, con số theo từng loại cá, giá tiền được người bán viết vội để khỏi nhầm lẫn. Ảnh: K.L |
|
Tiểu thương không chỉ là người dân địa phương mà còn đến từ nhiều nơi khác nhau như Tiên Phước, Phú Ninh hay tỉnh Quảng Ngãi... Sau khi mua được hàng, họ chất đầy xe, chuẩn bị cho kịp buổi chợ sớm mai. Ảnh: K.L |
|
Những phút giây đợi chờ không giành riêng cho "đàn bà biển" mà còn là của những người anh, người chồng. Ảnh: K.L |
KIỀU LY
KIỀU LY