Hỏi đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (tiếp theo)

BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẢNG NAM 13/12/2018 01:53

Tin liên quan

  • Hỏi đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (tiếp theo)
  • Hỏi đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (tiếp theo)
  • HỎI ĐÁP CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
  • Hỏi đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (tiếp theo)

(QNO) - Một số câu hỏi - đáp về chính sách BHXH, BHYT.

Hỏi: Công ty của tôi thuê lao động bán hàng ngoài giờ làm 4 tiếng/ca, tiền công là 90.000 đồng/ca, thu nhập không ổn định vì thời gian làm việc do người lao động tự đăng ký, tổng thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu để tham gia BHXH, BHYT, BHTN - 4.012.500 đồng/tháng. Vậy, công ty tôi sẽ ký hợp đồng lao động như thế nào để đúng quy định? Khấu trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc như thế nào cho đúng?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động thì người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Như vậy, trường hợp công ty của bà có nhu cầu thuê lao động làm việc với thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày được quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của công ty thì công ty có thể thỏa thuận với người lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. Quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc không trọn thời gian được thực hiện như đối với người lao động làm việc trọn thời gian.

Hỏi: Mẹ tôi năm nay 50 tuổi, tham gia BHXH bắt buộc được 24 năm. Từ ngày 1.8.2018, mẹ tôi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty (đóng BHXH đến hết tháng 7.2018). Mẹ tôi tự đi giám định y khoa và có kết quả suy giảm khả năng lao động 67% trong tháng 7.2018. Mẹ tôi nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1.8.2018, nhưng BHXH huyện trả lời, mẹ tôi chỉ được hưởng lương hưu từ ngày 1.9.2018 (do mẹ tôi thuộc đối tượng bảo lưu thời gian đóng BHXH thì phải gián đoạn 1 tháng) và không thuộc đối tượng được thanh toán phí giám định y khoa. Tôi xin hỏi BHXH huyện trả lời như vậy có đúng không?

Trả lời: Điểm c, Khoản 1 Công văn số 4644/BHXH-CSXH ngày 18.11.2016 của BHXH Việt Nam hướng dẫn người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc chủ động đi khám giám định đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng thì được cơ quan BHXH thanh toán phí giám định y khoa.

Đối chiếu quy định nêu trên tại thời điểm tháng 7.2018 mẹ của bạn vẫn còn đi làm, việc chưa bảo lưu thời gian đóng BHXH và kết luận suy giảm khả năng lao động cũng trong tháng 7.2018, do vậy BHXH huyện trả lời mẹ của ông không thuộc đối tượng thanh toán phí giám định y khoa theo quy định là đúng.

Lương hưu sẽ hưởng tháng liền sau tháng có kết quả giám định y khoa (tháng 7.2018 có kết quả giám định y khoa thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 1.8.2018).

BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẢNG NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẢNG NAM