Bà Tư cá thính

MINH HẢI 21/10/2014 16:07

(QNO) - Bà Tư Tài ở làng Thanh Tam Tây (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An) là một trong số ít người vẫn duy trì nghề muối cá thính truyền thống. “Mỗi năm tôi muối ít nhất 2 tấn cá chuồn và một tấn cá cơm nhưng cung vẫn không đủ cầu. Sản phẩm của tôi chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh và TP.Hồ Chí Minh, Tây Nguyên” - bà Tư cho biết.

Sau 24 giờ ngâm muối, cá được vớt ra.
Sau 24 giờ ngâm muối, cá được vớt ra.

Theo bà Tư lý giải, sở dĩ nghề này ít người làm do muối cá thính đòi hỏi quá nhiều công đoạn. Phải canh cá thật tươi, mua về rửa sạch, để ráo nước rồi ngâm nước muối 24 giờ. Rang bắp chín xay thành bột, vớt cá ra để khô nước mới trộn bắp và chờ cá cứng lại, cho vào hũ; sau đó dùng lá dông với mo cau đậy kín, thắng nước đường đen hòa chung với nước nắm đổ lên. Cá cơm thì chờ hai tháng, cá chuồn phải đợi đến ba tháng mới ăn được. Chính sự tỉ mẫn trong từng công đoạn đã tạo nên thương hiệu cá thính Bà Tư Tài nổi tiếng gần xa. Nghê làm cá thính của bà Tư được Trung tâm bảo tồn di sản Hội An đưa vào danh sách nghề truyền thống và được chọn làm điểm tham quan của tour sinh thái làng quê.

Chờ cá khô nước.
Chờ cá khô nước.
Chờ cá khô nước.
Công đoạn trộn bột bắp vào.
Cho cá vào hủ để ủ.
Cho cá vào hủ để ủ.
Lá dông phải phơi héo để ủ cá mới thơm.
Lá dông phải phơi héo để ủ cá mới thơm.
Chèn đá không cho cá sình để giữ độ dai và cứng.
Chèn đá không cho cá sình để giữ độ dai và cứng.

MINH HẢI

MINH HẢI