Khi những chiếc tàu đánh bắt xa bờ mang số hiệu QNa từ ngư trường Hoàng Sa cập cảng cá Kỳ Hà (Tam Quang - Núi Thành) cũng là lúc việc bốc chuyển, thu mua... diễn ra hối hả như hòa trong lời ca: “Buồm thẳng ra khơi quăng chài tay ta kéo lưới/Vượt sóng trở về thuyền ta khoang cá đầy”...
|
Dùng vợt dài múc và kéo cá từ hầm lên. |
Những phụ nữ chân đi ủng, tay đeo găng, mặt bịt khăn tất bật chuyển hàng trăm chiếc ki (rổ nhựa hình chữ nhật) từ bờ lên tàu. Khi hầm cá được mở, hai người đàn ông cầm cây vợt bằng tre dài khoảng 3 mét, một đầu buộc sợi dây thừng, đưa xuống hầm múc cá đổ ra sàn tàu. Lúc này, khoảng 10 phụ nữ nhanh nhẹn phân loại cá ngừ, thu, nục, cam... ra từng nhóm rồi xếp đầy những chiếc ki để đàn ông đưa lên cân và giao cho các cơ sở thu mua.
|
Cá thu, khế, cam... được các nhà hàng hải sản thu mua tại chỗ. |
Lao động ở cảng cá phần lớn là người địa phương, tuổi 25 - 45. Việc làm của họ không cố định, phụ thuộc lúc tàu cập bến. Tàu về thường vào ban ngày, thỉnh thoảng có chuyến vào ban đêm họ phải chờ hoặc gọi dậy lúc nửa khuya. Mỗi cơ sở thu mua hải sản sử dụng số lao động nữ tương ứng 30 - 40 và nam 8 - 10; thu nhập bình quân 150 – 200 nghìn đồng/người/ngày.
|
Phụ nữ phân loại cá và xếp vào đầy những chiếc ki nhựa. |
Công việc người dân vùng biển tuy vất vả nhưng tiếng nói cười vẫn rộn vang. Hơn hết họ xem đảo xanh biển biếc là quê hương thân thiết của mình và luôn hy vọng những chuyến tàu trở về cá nặng đầy khoang.
|
Chuyển ki cá lên cân. |
|
Cá sau khi cân được chuyển vào kho của cơ sở thu mua hoặc chuyển bán. |
|
Chủ tàu bán trực tiếp cho cơ sở thu mua. |
|
Công việc tuy vất vả nhưng nụ cười luôn nở trên môi. |
|
Xe đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi. |
Phóng sự ảnh: PHƯƠNG THẢO
Phóng sự ảnh: PHƯƠNG THẢO