Tắt điện, bật sáng tương lai

Quốc Hưng 25/03/2013 10:52

(QNO) - Trước nhu cầu sử dụng điện năng trên thế giới gia tăng nhiều lần mỗi năm và hệ lụy khí thải điôxít cácbon từ đó tác động xấu đến môi trường sống, làm gia tăng nhiệt độ trái đất, các chương trình tiết kiệm năng lượng luôn được phát động để gióp phần bảo vệ trái đất, bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta.

Do đó, chiến dịch Giờ Trái đất đặc biệt được hầu hết các nước quan tâm và hưởng ứng chiến dịch để tắt nguồn điện trong vòng 60 phút nhân dịp này (từ 8 giờ tối ngày 23.3.2013) để nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về vấn đề bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Riêng tại châu Á, các tòa nhà và công trình biểu tượng trên khắp châu Á Thái Bình Dương, từ Australia cho đến Trung Quốc, đều đồng loạt chìm trong bóng tối một tiếng để hưởng ứng Giờ Trái đất 2013. Ngay trong Báo cáo triển vọng năng lượng của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á (APEC) mới đây cho thấy dấu hiệu đáng mừng khi hiệu quả sử dụng năng lượng tại APEC đã tăng trong ba thập kỷ qua và tỷ lệ này được dự đoán tiếp tục tăng nhẹ và đạt 53% năm 2035. Đó là nhờ chính sách tiết kiệm năng lượng và áp dụng công nghệ mới của các nước APEC. Song, vấn đề còn gây quan ngại là việc  tiêu thụ năng lượng sơ cấp (than, dầu, khí đốt,…) được dự đoán chỉ tăng 53% trong thời gian này, song, nếu không giảm cường độ sử dụng, nhu cầu năng lượng ở APEC sẽ tăng tốc độ tăng trưởng tương đương cả khu vực là 225% năm 2035.

Thủ đô Sydney,  Australia- nơi đầu tiên trong số gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất 2013.
Thủ đô Sydney, Australia- nơi đầu tiên trong số gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất 2013.

Do đó, cũng theo bảng báo cáo,  giảm khí thải là việc cần thiết để giúp APEC phát triển bền vững và giảm rủi ro thay đổi khí hậu. Để giải quyết thách thức về năng lượng, các nền kinh tế APEC hợp tác chặt chẽ hơn trong việc nâng cao nhận thức biến đổi khí hậu, tuyên truyền cách sử dụng hiệu quả, hỗ trợ nghiên cứu công nghệ thải cácbon thấp và đánh thuế khí thải, nếu phù hợp, để giảm lượng khí nhà kính. Đây được xem là một mô hình phát triển điện năng bền vững của APEC được dư luận quan tâm. Bởi chính mô hình này đang đi đúng hướng để đáp ứng hiệu quả một trong những mục tiêu của Chương trình Sustainable Energy for All (Năng lượng cho tất cả mọi người-SE4ALL) do Tổ chức Liên hiệp quốc phát động nhằm tăng gấp đôi tỷ lệ năng lượng tái tạo trên toàn cầu và tăng hai lần tỷ lệ cải thiện hiệu quả năng lượng vào năm 2030.

Bên cạnh đó, các chuyên gia môi trường cảnh báo việc sử dụng năng lượng như hiện nay đang tác động ghê gớm đến môi trường sống, diễn biến khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt tại nhiều nước như hạn hán nghiêm trọng khiến những mùa khô kéo dài hơn gây ra tình trạng thiếu nước, thiếu điện. Trong khi đó, hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nguồn năng lượng thắp sáng và sinh hoạt… Chính vì vậy, trong thông điệp gởi đi nhân Giờ Trái đất năm nay 23.3, Tổng Thư lý Liên hiệp quốc, ông Ban Ki-moon đã nói : “Đây là một chương trình hành động cần thiết, trong 1 năm bạn chỉ phải sống cùng bóng tối 60 phút, một con số quá nhỏ bé nhưng sẽ cứu cả nhân loại. Chúng ta cần nhiều hơn nữa những hành động thiết thực để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và thế hệ mai sau”.

Vì vậy, Giờ Trái Đất là biểu tượng của cam kết toàn cầu vì năng lượng bền vững cho tất cả mọi người và hướng tới tương lai năng lượng sạch, hiệu quả. Mỗi chính phủ, doanh nghiệp hay cộng đồng xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế giới xanh và sạch trong tương lai. Riêng tại Việt Nam, theo Tập đoàn điện lực Việt Nam, chỉ sau 1 tiếng tắt đèn hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2013, từ lúc 20 giờ 30 phút tối 23.3, công suất của hệ thống điện giảm được 401 MW, điện năng tiết kiệm được là 401.000 kWh, tương ứng 576 triệu đồng.

Quốc Hưng

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Tắt điện, bật sáng tương lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO