Hoạt động các nhà máy tại châu Á chậm lại

QUỐC HƯNG 02/06/2022 15:55

(QNO) - Việc siết chặt hạn chế liên quan đến Covid-19 của Trung Quốc tiếp tục làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm giảm nhu cầu, gây khó khăn cho một số nền kinh tế trong khu vực vốn chịu áp lực do chi phí nguyên liệu thô tăng cao.

Một nhà máy sản xuất tại châ Á. Ảnh: economictimes
Một nhà máy sản xuất tại châu Á. Ảnh: economictimes

Các cuộc khảo sát kinh doanh tại châu Á vừa cho, hoạt động của các nhà máy ở khu vực chậm lại vào tháng 5 từ Nhật Bản đến Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines.

Đây là một dấu hiệu cho thấy thách thức mà các nhà hoạch định chính sách khu vực phải đối mặt trong việc chống lạm phát bằng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn  mà không làm tê liệt tăng trưởng nền kinh tế.

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm với tốc độ chậm hơn trong khi dịch bệnh Covid-19 đang được lùi lại ở một số thành phố tại nước này, chúng vẫn tiếp tục đè nặng lên niềm tin và nhu cầu.

Ông Toru Nishihama - nhà kinh tế trưởng tại Dai-ichi Life (Nhật Bản) hay một trong những tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới cho biết: "Sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng và phân phối hàng hóa có thể dần giảm bớt khi thành phố lớn Thượng Hải của Trung Quốc ngừng phong tỏa do Covid-19". 

Cũng theo ông Toru Nishihama, lạm phát gia tăng đang buộc một số ngân hàng trung ương châu Á phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngoài ra còn có nguy cơ biến động thị trường từ việc Mỹ tăng lãi suất. Với những rủi ro như vậy, nền kinh tế châu Á có lẽ vẫn yếu trong phần lớn năm nay

Cuộc khảo sát chỉ số của Nhà quản trị mua hàng (PMI) cho thấy, hoạt động sản xuất của Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ yếu nhất vào tháng 5 và các nhà sản xuất báo cáo chi phí đầu vào tăng mới, do ảnh hưởng từ việc Trung Quốc đóng cửa và xung đột Nga - Ukraine gây áp lực lên nền kinh tế.

PMI mới nhất của Ngân hàng Au Jibun (Nhật Bản) giảm xuống mức 53,3 được điều chỉnh theo mùa trong tháng 5, đánh dấu tốc độ chậm nhất kể từ tháng 2.

Hoạt động của nhà máy ở Philippines chậm lại xuống 54,1 trong tháng 5 từ 54,3 trong tháng 4, trong khi ở Malaysia giảm xuống 50,1 từ 51,6 vào tháng 4, Hoạt động sản xuất của Đài Loan đứng ở mức 50,0 trong tháng 5, giảm từ 51,7 so với tháng 4.

Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc mở cửa trở lại vào ngày 1.6.2022. Ảnh: GT
Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc mở cửa trở lại vào ngày 1.6.2022. Ảnh: GT

Ông Usamah Bhatti, nhà kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng với tốc độ thấp hơn, trong đó đơn hàng thứ hai tăng với tốc độ yếu nhất trong 8 tháng trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài và giá nguyên liệu thô tăng. Sự gián đoạn càng trở nên trầm trọng hơn do các hạn chế Covid-19 ở Trung Quốc khiến thời gian giao hàng của các nhà cung cấp bị kéo dài thêm". 

Trong một tia hy vọng, xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 5 tăng với tốc độ nhanh hơn so với một tháng trước đó khi lượng hàng đến châu Âu và Mỹ tăng nhiều hơn bù đắp thiếu hụt từ Trung Quốc.

Dữ liệu thương mại hàng tháng của Hàn Quốc là dữ liệu đầu tiên được công bố giữa các nền kinh tế xuất khẩu lớn, được coi là một yếu tố hỗ trợ cho thương mại toàn cầu.

Riêng tại Việt Nam, cũng vào ngày 1.6 vừa qua, công ty cung cấp thông tin, phân tích hàng đầu thế giới IHS Markit công bố, chỉ số PMI của Việt Nam được cải thiện, tăng lên 54,7 điểm trong tháng 5 so với mức 51,7 điểm của tháng 4. Trong đó có ba điểm nhấn nổi bật là sản lượng tăng mạnh hơn trong bối cảnh phục hồi sản xuất từ đại dịch, tốc độ tạo việc làm nhanh hơn, mức độ chậm trễ giao hàng tăng lên.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Hoạt động các nhà máy tại châu Á chậm lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO