Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Sáng - Giám đốc Sở Nội vụ, trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam, về việc lần đầu tiên tổ chức thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan hành chính, sự nghiệp theo Quyết định 2222 (ngày 19.7.2013) của UBND tỉnh.
|
Sở Nội vụ tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về việc thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan hành chính, sự nghiệp. Ảnh: VINH ANH |
- Theo kế hoạch, sắp tới, tỉnh sẽ tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo mà cụ thể là chức danh Hiệu trưởng trường Đại học Quảng Nam, Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam và Cao đẳng Nghề Quảng Nam. Vậy ông có thể cho biết nội dung, hình thức, quy trình thi tuyển; đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển ra sao? Có mở rộng đối tượng dự thi ra ngoài tỉnh không?
Ông Nguyễn Hữu Sáng. |
- Ông Nguyễn Hữu Sáng: Theo quy định của đề án ban hành kèm theo Quyết định 2222, nội dung và hình thức thi tuyển gồm 2 phần. Đầu tiên là thi viết một bài về kiến thức chung, nội dung liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực theo yêu cầu vị trí chức danh thi tuyển; cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển; chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của vị trí chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tổ chức thi tuyển. Thời gian làm bài của phần thi này 180 phút. Phần thứ 2 là thi thuyết trình, bảo vệ đề án. Nội dung chủ yếu của đề án là đánh giá thực trạng, những thuận lợi, khó khăn; nguyên nhân, kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế của cơ quan, đơn vị ứng viên đăng ký thi tuyển trong 3 năm qua. Đồng thời nêu phương hướng phát triển của năm kế hoạch và 5 năm; các biện pháp, giải pháp, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động; dự báo khả năng phát triển. Thời gian trình bày đề án không quá 30 phút. Trong phần trình bày đề án, ứng viên cũng được đánh giá về khả năng giao tiếp, ứng xử; phong cách lãnh đạo, quản lý và các kỹ năng về tin học, thuyết trình, khả năng ứng xử linh hoạt khi trả lời những câu hỏi của Hội đồng thi tuyển. Thời gian trả lời chất vấn của Hội đồng thi tuyển không quá 20 phút. Quy trình tổ chức thi tuyển, thực hiện trình tự 12 bước theo quy định của đề án.
Theo đề án Thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, thời gian tới, tỉnh sẽ tổ chức thi tuyển các chức danh giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương; chi cục trưởng, phó chi cục trưởng và tương đương; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố. Đối với đơn vị sự nghiệp, sẽ thi tuyển cấp trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc UBND tỉnh và thuộc các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương trong các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. |
Về điều kiện, tiêu chuẩn của người dự thi, ngoài các quy định chung, các ứng viên đăng ký thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ sở giáo dục về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể. Chẳng hạn, đối với chức danh Hiệu trưởng trường Đại học Quảng Nam yêu cầu về trình độ chuyên môn phải có bằng tiến sĩ; có uy tín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và ít nhất 5 năm tham gia giảng dạy, quản lý giáo dục đại học (theo quy định tại Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 58 ngày 22.9.2010 của Thủ tướng Chính phủ). Đối với chức danh hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, yêu cầu trình độ chuyên môn có bằng thạc sĩ trở lên về một ngành chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường; có thâm niên giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề ít nhất là 5 năm (theo quy định tại Điều lệ mẫu trường Cao đẳng Nghề ban hành kèm theo Quyết định số 51 ngày 5.5.2008 của Bộ LĐ-TB&XH). Đối với chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật, trình độ chuyên môn có bằng thạc sĩ trở lên; có uy tín, đã qua giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục đại học, cao đẳng ít nhất 5 năm (theo quy định tại Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14 ngày 28.5.2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT). Công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong và ngoài tỉnh Quảng Nam đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đều được đăng ký dự thi.
- Những người dự thi sắp tới như ông vừa cho biết là có học vị tiến sĩ, thạc sĩ. Vậy ôngcó thể cho biết Hội đồng thi tuyển gồm những ai?
- Ông Nguyễn Hữu Sáng: Sở Nội vụ sẽ tham mưu, báo cáo xin ý kiến Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thành phần tham gia Hội đồng thi tuyển. Dự kiến, Hội đồng thi tuyển do Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên là các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trưởng các ban Tổ chức Tỉnh ủy, Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở GDĐT. Ngoài ra sẽ mời thêm một số lãnh đạo có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ các trường đại học có uy tín tham gia thành viên Hội đồng thi tuyển. Lần đầu tiên tổ chức thi tuyển tất nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng nếu quyết liệt làm, tôi tin chắc chắn sẽ thành công.
- Cũng có ý kiến băn khoăn về việc thi tuyển chức danh cấp phó, vì nhiều người quan niệm đó chỉ là người “giúp việc” cho cấp trưởng. Còn việc mở rộng đối tượng thi tuyển ra ngoài tỉnh sẽ “phá vỡ” công tác quy hoạch cán bộ của tỉnh, đơn vị. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Trực tiếp dự khán kỳ thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường tiểu học của TP.Tam Kỳ vừa qua, ông đánh giá như thế nào về công tác tổ chức kỳ thi và việc Tam Kỳ là địa phương đầu tiên của tỉnh tổ chức kỳ thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường tiểu học và mầm non? - Ông Nguyễn Hữu Sáng: UBND TP.Tam Kỳ là đơn vị đầu tiên đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thi tuyển chức danh Hiệu trưởng các trường Tiểu học Lê Văn Tám và Trần Quý Cáp theo đề án của tỉnh. Kế hoạch thi tuyển đã bám sát nội dung đề án. Ngoài thi thuyết trình, bảo vệ đề án và thi viết một bài về kiến thức chung, Tam Kỳ bổ sung phần khảo sát trình độ tin học, ngoại ngữ. Việc tổ chức thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường tiểu học của Tam Kỳ vừa qua bảo đảm nghiêm túc, đúng quy trình, công bằng, công khai, khách quan, minh bạch và tuyển chọn được nhân sự để bổ nhiệm theo quy định. |
- Ông Nguyễn Hữu Sáng: Tôi cho rằng thi tuyển để bổ nhiệm chức danh cấp phó không có gì trở ngại. Ở đây cũng cần nói thêm về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Họ cần xử lý hài hòa các mối quan hệ, công việc, tạo điều kiện cho mọi người hoàn thành nhiệm vụ công tác. Còn việc mở rộng đối tượng dự thi tuyển chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ra phạm vi ngoài tỉnh không ảnh hưởng gì đến công tác quy hoạch cán bộ. Bởi, theo nguyên tắc thi tuyển, ứng viên đăng ký thi tuyển chức danh lãnh đạo cơ quan hành chính phải là công chức và có trong quy hoạch cán bộ theo quy định, còn thi tuyển lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp có thể mở rộng ra phạm vi ngoài tỉnh. Hơn nữa, quy hoạch cán bộ luôn là “quy hoạch mở” để thu hút những người có năng lực từ bên ngoài bổ sung nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Việc giám sát công tác triển khai, thực hiện đề án khi đăng ký thi tuyển của người trúng tuyển ra sao và có khó khăn hay thuận lợi gì so với giám sát đối với những người giữ chức danh lãnh đạo không qua thi tuyển như lâu nay, thưa ông ?
- Ông Nguyễn Hữu Sáng: Người trúng tuyển được bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phải chấp hành sự phân công nhiệm vụ, chức vụ được giao; tiếp tục triển khai thực hiện có kết quả đề án đã bảo vệ trước Hội đồng thi tuyển; kịp thời báo cáo cấp ủy, lãnh đạo đơn vị dự tuyển khi gặp khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu sự đánh giá, nhận xét hằng năm và sau 5 năm của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị dự tuyển dựa trên mức độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và kết quả thực hiện các nội dung của đề án đã được bảo vệ. Tất nhiên việc đánh giá cán bộ dựa trên nhiều nội dung nhưng qua thi tuyển thì đề án là một yếu tố rất quan trọng.
- Xin cám ơn ông!
XUÂN PHÚ (thực hiện)