“Số phận” các cá thể voi sinh sống ở dải rừng Trường Sơn phụ thuộc vào thái độ ứng xử của con người và cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt động vật hoang dã quý hiếm. Đi tìm giải pháp giữ rừng, đồng thời để bảo tồn đàn voi cũng chính là “con đường ngắn nhất” trong phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Nỗ lực bảo tồn
Mấy năm nay, đàn voi xuất hiện ở miền thượng Nông Sơn không còn hung tợn tấn công người, phá hoại hoa màu của người dân. Có 2 luồng ý kiến trái chiều lý giải cho điều trên. Đó là do voi sống yên thân trong không gian rừng đặc dụng rộng lớn hơn 17 nghìn héc ta; hoặc là cá thể voi ngày một hạn chế số lượng rất hiếm tìm thấy. Từ hàng chục năm trước, khi phát hiện đàn voi “hạ sơn”, những nhà bảo tồn đã thuyết phục chính quyền các địa phương khẩn cấp quy hoạch không gian sống cho loài động vật này. Rừng trùng điệp cắt qua dải núi Trường Sơn, lại nằm ngay khu vực đầu nguồn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, nên 2 xã Quế Lâm và Phước Ninh (Nông Sơn) như “ngôi nhà lý tưởng” chở che cho voi. Nhưng điều quan trọng hơn, chính người dân bản địa đã nối rộng vòng tay và nhận thức đúng về giá trị của bảo tồn loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đầu tháng 7 vừa qua, người dân thôn Cấm La (xã Quế Lâm) lại phát hiện 6 cá thể voi đang sinh sống tại khu vực Khe Rong - thôn Cấm La, trong đó có 1 voi đực, ngà voi dài khoảng 30cm. Trước đó, tháng 12.2015, điều tra mới nhất của các chuyên gia động vật và đa dạng sinh học thì có ít nhất 4 cá thể voi đang hiện hữu.
Một con voi con bị lạc xuống thị trấn Bắc Trà My cách đây 5 năm. |
Cuộc khảo sát của ngành kiểm lâm cho thấy, hầu hết người dân địa phương đều nhận thức được voi là loài động vật quý hiếm, đặc hữu cần được bảo tồn. Gặp voi trong rừng, nhưng người dân không có hành động kích động voi. Nhờ vậy, những năm qua, xung đột giữa voi và con người không còn xảy ra. Ngoài thủy điện Khe Diên, dự án đường Đông Trường Sơn cắt qua, thì núi rừng nơi đây gần như ít bị can thiệp bởi các hoạt động phát triển kinh tế. Một vùng cảnh quan còn khá hoang sơ, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Đặc biệt, có loài động vật đặc hữu voi châu Á và một số loài quý hiếm khác như chà vá chân xám, khỉ mặt đỏ, sơn dương, gấu. Các nhà làm du lịch ở Quảng Nam và TP.Đà Nẵng đều có cái nhìn lạc quan về phát triển tiềm năng du lịch sinh thái tại đây, nếu công tác giữ rừng, bảo tồn voi thực thi một cách bài bản. Thời gian qua, xung đột giữa người và voi xét cho cùng nằm ở lợi ích kinh tế. Hơn 80% người dân ở Nông Sơn sống bằng nghề rừng, dựa dẫm vào rừng. Khi làm du lịch theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường không riêng gì công tác bảo tồn loài và sinh cảnh voi được thực hiện mà đây còn là kế sinh nhai lâu dài cho người dân địa phương.
Đến bây giờ, các cá thể voi chết vẫn chưa xác định được nguyên nhân. |
Những cảnh báo
Phát hiện ít nhất 5 cá thể voi chết bất thường Hơn 13 năm nay, người dân phát hiện ít nhất 5 cá thể voi chết bất thường giữa rừng. Năm 2003, người dân thôn Cao Sơn (thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My) phát hiện 1 con voi lớn bị giết chết và ngà bị cắt. Tháng 6.2004, 2 con voi bị giết chết ở vùng Nà Thao, xã Tiên Lãnh (Tiên Phước). Ngà voi bị cắt, trong hộp sọ còn để lại nhiều vết đạn. Năm 2005, 1 con voi con đã bị xua đuổi ở thị trấn Trà My, sau đó kiểm lâm huyện đã phát hiện voi chết ở bìa rừng và tiến hành tiêu hủy. Gần đây nhất là xác 2 con voi chết tại vùng Nà Lau (Nông Sơn). Điều đáng nói, cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra “thủ phạm” giết voi. |
Tại cuộc hội thảo về “Giải pháp bảo vệ rừng gắn với bảo tồn voi, tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Nông Sơn” diễn ra chiều 3.8, nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại về hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng sẽ ảnh hưởng đến bảo tồn đàn voi sinh sống. Kinh tế của người dân miền núi phần lớn còn khó khăn do thiếu đất canh tác, buộc họ phải quay vào rừng khai thác lâm sản, phá rừng để mở rộng vùng sản xuất. Điều này tất yếu sẽ thu hẹp vùng sinh cảnh của đàn voi. Trong khi đó, tuyến đường Đông Trường Sơn mở cắt qua địa phận huyện Nông Sơn nên diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ bị ảnh hưởng. Việc giao đất cho Nông trường Cao su Nông Sơn sản xuất vô tình mở ra mạng lưới giao thông dọc ngang, tạo điều kiện cho người dân phá rừng. Tranh chấp rừng và đất lâm nghiệp đối với hậu các dự án 327, 661 diễn ra phức tạp. Vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng rất cao, nhất là rừng tự nhiên tại các vùng gần rừng trồng của dân.
Khó khăn nhất hiện nay vẫn là chưa thành lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi, chưa có một cơ quan chuyên trách làm công tác bảo tồn voi. Mặc dù UBND huyện Nông Sơn đề xuất vùng sinh cảnh rộng hơn 17 nghìn héc ta nhưng thực tế khâu quy hoạch chi tiết 3 loại rừng nơi đây bộc lộ không ít bất cập, chưa cắm mốc ranh giới ngoài thực địa, khó phân biệt được đâu là rừng, đâu là đất lâm nghiệp. Ông Phan Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh đánh giá: “Công tác bảo vệ rừng nói chung và bảo tồn voi tại địa phương còn rất sơ sài”.
Ông Cao Chí Công, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp: Ông Phan Tuấn - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam: Ông Vũ Tiến Điển - Giám đốc Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiệp (Viện Điều tra quy hoạch rừng): Ông Phan Xuân Thanh – Hiệp hội Du lịch Quảng Nam: |
TRẦN HỮU - PHAN VINH