Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIỆT NGUYỄN 10/09/2021 12:10

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (VVN) trên địa bàn tỉnh là đối tượng dễ bị tổn thương do tác động xấu của đại dịch Covid-19, vì vậy, thời gian qua các ngân hàng thương mại triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi như hỗ trợ lãi suất và cơ cấu lại vốn vay.

Khách hàng giao dịch tại VietinBank Quảng Nam. Ảnh: VIỆT NGUYỄN
Khách hàng giao dịch tại VietinBank Quảng Nam. Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó

Một trong những doanh nghiệp VVN được ngân hàng hỗ trợ lãi suất vốn vay là Công ty TNHH Hoàng Anh Khôi Quảng Nam (Công ty Hoàng Anh Khôi). Năm 2016, từ nguồn vốn vay của BIDV Quảng Nam, doanh nghiệp đầu tư 3 máy sản xuất giấy ở xã Quế Cường (Quế Sơn) với chi phí hơn 50 tỷ đồng.

Một hình thức hỗ trợ khác của hệ thống ngân hàng đối với doanh nghiệp VVN trên địa bàn là áp dụng giải ngân trực tuyến. Doanh nghiệp sẽ nhận được số tiền giải ngân chỉ sau vài giờ mà không cần phải đến phòng giao dịch của ngân hàng, qua đó tiết kiệm thời gian vừa giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Hình thức vay vốn này được nhiều chủ doanh nghiệp VVN ưa chuộng bởi thao tác đơn giản, chỉ cần thực hiện theo các bước trên hệ thống số, ngân hàng giải ngân nhanh và thông báo cho vay qua email, tin nhắnMột hình thức hỗ trợ khác của hệ thống ngân hàng đối với doanh nghiệp VVN trên địa bàn là áp dụng giải ngân trực tuyến. Doanh nghiệp sẽ nhận được số tiền giải ngân chỉ sau vài giờ mà không cần phải đến phòng giao dịch của ngân hàng, qua đó tiết kiệm thời gian vừa giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Hình thức vay vốn này được nhiều chủ doanh nghiệp VVN ưa chuộng bởi thao tác đơn giản, chỉ cần thực hiện theo các bước trên hệ thống số, ngân hàng giải ngân nhanh và thông báo cho vay qua email, tin nhắn.

Tiếp đó, doanh nghiệp tiếp tục vay vốn lãi suất thấp của BIDV Quảng Nam để thu mua keo nguyên liệu ở các địa bàn Quế Sơn, Hiệp Đức về chế biến giấy. Với 50 công nhân, mỗi năm doanh nghiệp có doanh thu hơn 200 tỷ đồng từ xuất khẩu giấy sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc.

Bà Võ Thị Như Ngọc - Giám đốc Công ty Hoàng Anh Khôi cho biết, ngân hàng đã cho vay vốn với lãi suất 3,4%/năm là cơ hội rất tốt để công ty đầu tư sản xuất, kinh doanh. Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, sản xuất, kinh doanh của Công ty Hoàng Anh Khôi gặp khó khăn. Trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua, quy mô sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chỉ duy trì được ở mức dưới 40% so với bình thường.

Với nhiều khó khăn gặp phải do dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều doanh nghiệp VVN không thể trả nợ đúng hạn đã được ngân hàng cơ cấu lại vốn vay. Như trường hợp của một công ty thương mại vừa được VietinBank Quảng Nam khoanh nợ 4 kỳ với số tiền 351 triệu đồng.

Tính chung, đến nay số tiền VietinBank Quảng Nam đã cơ cấu lại là 6,5 tỷ đồng trong tổng số dư nợ 286,2 tỷ đồng cho vay 5 doanh nghiệp VVN. Bà Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc VietinBank Quảng Nam cho biết, các doanh nghiệp VVN được cơ cấu lại vốn vay do chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch, hoạt động trên các lĩnh vực du lịch, nhà đất, hàng không.

“VietinBank Quảng Nam tiếp tục tích cực gia tăng các biện pháp hỗ trợ khôi phục kinh tế trên địa bàn, giảm lãi suất cho vay lên 1%/năm. Chúng tôi đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp VVN vượt qua đại dịch” - bà Hạnh nói.

Trong khi đó, BIDV Quảng Nam đã cơ cấu thời hạn trả nợ gốc, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp VVN với số tiền 62 tỷ đồng. Để được cơ cấu lại vốn vay, các doanh nghiệp VVN thu thập đủ chứng từ chứng minh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để được ngân hàng thực hiện các biện pháp hỗ trợ giảm lãi suất, cơ cấu nợ theo Thông tư 01, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước.

Nhiều chương trình tín dụng ưu đãi

Chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp VVN, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh còn triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực. BIDV Quảng Nam tạo cơ hội để doanh nghiệp VVN tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp với các khoản vay trung, dài hạn, lãi suất cho vay chỉ 6%/năm cố định trong suốt thời gian vay lên đến 7 năm, áp dụng trên nhiều lĩnh vực như khởi nghiệp sáng tạo, liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị. Đây là sự hỗ trợ tài chính giúp doanh nghiệp VVN hiện thực hóa các ý tưởng, mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Ông Nguyễn Bách Thọ - Giám đốc BIDV Quảng Nam cho biết, đã thực hiện giảm lãi cho các doanh nghiệp với tổng số dư nợ gần 2.000 tỷ đồng. Cùng với đó, đang triển khai gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp VVN kết hợp với gói tín dụng 350 triệu USD hỗ trợ xuất khẩu.

Ngoài ra, BIDV chi nhánh Quảng Nam thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành, áp dụng cho các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực lưu trú, dịch vụ nhà hàng, resort, khách sạn, vận tải; khách hàng tại các vùng dịch, doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn.

Đặc trưng của doanh nghiệp VVN trên địa bàn tỉnh là nguồn lực không nhiều, năng lực quản trị chưa cao, đầu tư công nghệ còn hạn chế, khả năng cạnh tranh không cao khi dịch bệnh hoành hành.

Ông Phạm Trọng - Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam cho biết, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã tiếp tục phát huy vai trò trên địa bàn tỉnh, thiết thực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp VVN vượt qua khó khăn.

Cụ thể, đến hết tháng 8.2021, các ngân hàng thương mại đã giải ngân 11,3 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi giúp doanh nghiệp VVN sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Hỗ trợ của các ngân hàng thương mại là hết sức cấp thiết, tuy vậy, để trụ vững, vượt qua đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp VVN cần nêu cao hơn nữa ý thức vươn lên, phát huy lợi thế, tiềm năng, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp vừa và nhỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO