Vì sao Đảng luôn xác định phải đổi mới toàn diện, đồng bộ?

17/01/2016 08:51

  • Trước thềm Đại hội Đảng XII: Phải giữ vững thế trận lòng dân
  • Nhà lãnh đạo phải trong sạch và đổi mới
  • "Lợi dụng Đại hội Đảng để nói xấu lãnh đạo là một sự ảo tưởng"
(QNO) - Trước thềm Đại hội Đảng XII, nhắc lại dấu son Đại hội VI của Đảng và những thành tựu qua 30 năm đổi mới để kiên định con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn.Hai từ “Đổi mới” được cộng đồng quốc tế nhắc tới như một kỳ tích ở Việt Nam suốt 30 năm qua. Thành công của sự nghiệp mang tính cách mạng này được bắt đầu khi Đại hội VI của Đảng phát đi thông điệp mạnh mẽ về việc thực hiện đường lối Đổi mới. Tuy nhiên, cơ hội, động lực, thách thức và những trở ngại của Đổi mới vẫn đặt ra cho từng chặng đường xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng xác định: cần đổi mới toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới. Vì sao Đảng ta lại nhấn mạnh vấn đề này?Đã 30 năm trôi qua, nhưng bà Phạm Thị Như Thủy ở thôn Diên Khánh, xã Hải Thái, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn còn giữ những tờ tem phiếu, sổ gạo ngả màu ố vàng để nhắc con cháu về quãng thời gian mà người ta quen gọi là thời bao cấp. Bà kể, thời kỳ đó, người ta thèm cả bát cơm trắng và đủ thứ: chiếc bút trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa vá, chiếc xích xe còn mới... Nhắc lại như vậy để khẳng định: với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng khách quan, Đảng ta đã có quyết định mang tính cách mạng, đột phá về thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, coi đó là “mệnh lệnh của cuộc sống”.Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phát biểu tại Đại hội Đảng VI - Đại hội “Đổi mới” của Việt Nam năm 1986. (Nguồn: TTXVN)Bà Phạm Thị Như Thủy nhớ lại: “Thời xưa từ mảnh vải, đến chiếc lốp xe, bất cứ thứ gì cũng đều phân phối. Nhưng từ khi Đại hội VI - đại hội của đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã làm cuộc sống thay đổi hoàn toàn. Cũng đất nước này, con người này, mọi thứ như vậy nhưng được tự do, được ăn, được nói và áo quần tự mua chứ không phải bốc thăm mới được". Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986), khi đề ra đường lối đổi mới, Đảng bắt đầu từ việc đổi mới tư duy, mà “trước hết là tư duy kinh tế”. Kinh tế được điều tiết theo chuyển động thị trường - vấn đề tưởng như là nguyên lý nhưng đặt vào bối cảnh khởi động Đổi mới năm 1986 khi đất nước đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, mới thấy hết giá trị mang tính mở đường của công cuộc đổi mới.Chứng kiến những bước đi đầu tiên của công cuộc đổi mới, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược cho rằng: Kết luận quan trọng nhất của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu, bao cấp nhưng phải đến năm 1989, công cuộc đổi mới mới bắt đầu có kết quả thật sự bằng việc chống lạm phát, được dư luận đánh giá rất cao.“Điều quan trọng là chúng ta thực hiện quá trình tự do hóa kinh tế, tức là xóa mệnh lệnh, bao cấp và thực hiện quan hệ thị trường, không thu mua lúa gạo của nông dân như trước đây, không bao cấp lương thực cho thành phố nữa mà để hoàn toàn cho thị trường quyết định quan hệ lưu thông hàng hóa, lưu thông giữa nông thôn và thành thị. Các xí nghiệp cũng không còn chế độ kế hoạch hóa bao cấp nữa mà phải đổi diện với thị trường và quan hệ với nước ngoài, cũng không ngăn sông cấm chợ nữa. Phải nói rằng, từ năm 1989, công cuộc đổi mới được tiến hành thực sự trên thực tế và mới xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu, bao cấp, kinh tế thị trường thực sự được áp dụng ở Việt Nam”, chuyên gia Võ Đại Lược nói.30 năm qua, không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của Ðảng là người khởi xướng và lãnh đạo đổi mới. Nhưng nếu nói "đổi mới" là công việc của riêng cán bộ, đảng viên mà không phải là của hơn 90 triệu nhân dân thì khó có thể thành công. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Ðảng. Phó Giáo sư - Tiến sỹ Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: Đổi mới thành công là nhờ luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”.“Đảng phải giải quyết được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Chúng ta có thái độ nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật. Có sức mạnh tổng hợp thì dù khó khăn đến mấy cũng đưa đất nước vượt qua. Khi không có đồng thuận của nhân dân, không được nhân dân ủng hộ thì dù có thuận lợi cũng không thành”, ông Phong phân tích.Nhìn tổng thể, 30 năm qua, sự nghiệp đổi mới đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng cũng đánh giá những tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Đặc biệt, Dự thảo Báo cáo chính trị chỉ rõ "đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới". Đây là thời điểm để chúng ta đổi mới mạnh mẽ hơn trong tư duy; hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nỗ lực cải cách hệ thống quản trị quốc gia một cách toàn diện và sâu sắc; chủ động hội nhập quốc tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này có nghĩa, nếu một khâu không đồng bộ thì không phát triển.Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Bản thân đổi mới toàn diện tạo ra được mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển giữa các lĩnh vực. Dự thảo văn kiện kỳ này cũng nhấn mạnh thêm “đồng bộ”. “Đồng bộ” ở đây là "đồng bộ" giữa đường lối, giữa chủ trương của Đảng với hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước với những giải pháp thực hiện. Thứ hai, “đồng bộ” giữa các ngành kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội ở Trung ương phải phối hợp với nhau tiến hành đồng bộ. Hoạt động tập trung, thống nhất và có hiệu quả”.Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhắc lại dấu son Đại hội VI của Đảng và những thành tựu “to lớn và có ý nghĩa lịch sử” qua 30 năm đổi mới để càng vững tin và kiên định vào con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn. Điều quan trọng là xử lý đồng bộ những chủ trương của Đảng với hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước gắn với những giải pháp thực hiện. Nếu thực hiện toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới chắc chắc sẽ tạo bước chuyển mới căn bản, tạo động lực cho sự phát triển đất nước.Theo VOV