Công ty TNHH Vàng Phước Sơn: Thông qua nghị quyết phục hồi sản xuất

HƯƠNG GIANG 15/11/2017 08:37

Suốt thời gian dài đóng cửa nhà máy, mở thủ tục phá sản, thông qua sự triệu tập của cơ quan tòa án, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn vừa tổ chức hội nghị với các chủ nợ. Tại đây, giữa các bên đã đàm phán, thông qua nghị quyết cho công ty phục hồi sản xuất.

Tin liên quan

  • Thu nợ từ Công ty TNHH Vàng Phước Sơn khả quan
  • Nhà máy vàng Phước Sơn lại tạm ngừng hoạt động
  • Công ty TNHH Vàng Phước Sơn tái hoạt động
  • Công ty Vàng Phước Sơn dự kiến hoạt động trở lại vào 15.8 tới
  • Công ty Vàng Phước Sơn được chấp thuận bảo lãnh nợ của ngân hàng
  • Công ty TNHH Vàng Phước Sơn cam kết trả nợ trong vòng 1 năm
  • Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu 2 công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu phải nộp đủ thuế theo quy định
Nhà máy vàng Phước Sơn tái hoạt động vào tháng 8.2016. Ảnh: H.G
Nhà máy vàng Phước Sơn tái hoạt động vào tháng 8.2016. Ảnh: H.G

Nhiều năm nay, tinh thần của chính quyền tỉnh là tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty TNHH Vàng Phước Sơn phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng phải thực hiện đầy đủ cam kết trả nợ cho các đối tác làm ăn và nợ thuế nhà nước. Từ năm 2015, công ty này bắt đầu thực hiện tái cơ cấu toàn diện với sự tham gia của nhà đầu tư mới có năng lực về tài chính và quản trị để dần từng bước phục hồi hoạt động sản xuất. Đồng thời ngày 19.7.2016, Cục Thuế tỉnh có Quyết định số 5337/QĐ-CT cho phép công ty được nộp dần số nợ thuế trong vòng 11 tháng với sự bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Từ giữa 8.2016, công ty đã chính thức đưa mỏ vàng Đăk Sa vào khai thác trở lại; đồng thời cũng bảo dưỡng để sẵn sàng đưa nhà máy chế biến vàng Phước Sơn vào vận hành sản xuất.

Từ tháng 7.2015, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn hợp tác với Công ty CP Vàng VACO (VACO), Ngân hàng Thương mại CP Việt Á (VAB) triển khai đề án tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp để dần từng bước phục hồi hoạt động sản xuất. Ngày 19.7.2016, Cục Thuế tỉnh có Quyết định số 5337/QĐ-CT cho phép công ty được nộp dần số nợ thuế khoảng 335 tỷ đồng trong vòng 11 tháng (bình quân mỗi tháng hơn 30 tỷ đồng) với sự bảo lãnh thanh toán của VAB. Giữa tháng 8.2016, công ty đã chính thức đưa mỏ vàng Đăk Sa thuộc huyện Phước Sơn vào khai thác trở lại; đồng thời cũng tiến hành sửa chữa máy móc, thiết bị nhằm sớm đưa nhà máy chế biến vàng Phước Sơn vào vận hành sản xuất. Đối với các khoản nợ khác, trong đó có nợ của các nhà cung cấp, công ty đã và đang nỗ lực thương lượng với từng chủ nợ về kế hoạch trả nợ phù hợp với điều kiện tài chính và tình hình phục hồi hoạt động sản xuất thực tế của công ty. Riêng công ty nợ khoảng 19 tỷ đồng do Công ty Abel Việt Nam không chấp nhận, dẫn đến việc TAND tỉnh đã ra Quyết định số 01/2017/QĐ-MTTPS ngày 24.3.2017 về việc mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Vàng Phước Sơn. Từ đó đến nay, nhà máy sản xuất vàng tạm dừng hoạt động.

Phía doanh nghiệp này thông tin, tháng 7.2017, công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tồn đọng hơn 351 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Cạnh đó, các thành viên mới của công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng vào mục đích phục hồi sản xuất. Riêng các khoản nợ khác, trong đó có nợ của các nhà cung cấp, công ty đã nỗ lực đàm phán với từng chủ nợ về kế hoạch trả nợ phù hợp với điều kiện tài chính và tình hình phục hồi hoạt động sản xuất thực tế. Tuy nhiên ngày 24.3.2017, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã ra Quyết định số 01/2017/QĐ-MTTPS về việc mở thủ tục phá sản đối với công ty liên quan đến khoản nợ khoảng 19 tỷ đồng của Công ty CP Tư vấn và kỹ thuật Abel Việt Nam (Công ty Abel Việt Nam). Từ đó đến nay, hoạt động phục hồi sản xuất của công ty gần như bị ngưng lại để tập trung vào các công việc theo yêu cầu của quy trình mở thủ tục phá sản. Để tìm cách thoát khỏi bờ vực thẳm, công ty tiến hành công tác kiểm kê, rà soát, đánh giá và xây dựng “Báo cáo đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán các khoản nợ”.

Ngày 8.11.2017,  Công ty TNHH Vàng Phước Sơn tổ chức hội nghị chủ nợ do TAND tỉnh triệu tập. Đại diện lãnh đạo công ty đã trình bày báo cáo và giải đáp, phản hồi các ý kiến của chủ nợ về phương án, giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh trên cơ sở hiện trạng thực tế của cơ sở hạ tầng mỏ, các công trình phụ trợ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, tiềm năng tài nguyên khoáng sản, nhân lực, tài chính, quản trị doanh nghiệp. Theo công ty, điều cốt lõi là đơn vị đề xuất giải pháp huy động vốn để tiếp tục sản xuất, phương án và lộ trình trả nợ các nhà thầu, nhà cung cấp, nợ ngân hàng và các tổ chức khác. Ngoài ra thể hiện cam kết và quyết tâm khôi phục hoạt động của công ty trong thời gian sớm nhất và mong muốn nhận được sự đồng thuận và hợp tác của các chủ nợ. Tại hội nghị, hầu hết chủ nợ đều bày tỏ thiện chí tạo điều kiện để Công ty TNHH Vàng Phước Sơn  phục hồi sản xuất, có cơ hội trả nợ nên thống nhất thông qua nghị quyết “Áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Công ty TNHH Vàng Phước Sơn”. Một chủ nợ ở TP.Tam Kỳ của công ty cho biết, 30 ngày sau kể từ ngày tổ chức hội nghị (ngày 8.11), công ty sẽ tổ chức một hội nghị khác dự kiến sẽ bầu ra ban đại diện chủ nợ. Theo lãnh đạo Công ty TNHH Vàng Phước Sơn, trên cơ sở nghị quyết đã được thông qua, công ty sẽ xây dựng “Phương án phục hồi sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ chi tiết” để thông qua tại hội nghị chủ nợ tiếp theo.

HƯƠNG GIANG

HƯƠNG GIANG