Phát triển mô hình sản xuất mây tre đan
Với sự hỗ trợ nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông quốc gia giai đoạn 2012-2014, Quảng Nam đã triển khai dự án mô hình phát triển ngành mây tre đan phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các huyện Hiệp Đức, Thăng Bình, góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân.
BÀ Trần Thị Kim Tín - nhóm trưởng mây tre đan thôn An Dưỡng (xã Bình An, huyện
Ông Nguyễn Đức Khắc – cán bộ Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, giai đoạn 2012 – 2014, Quảng Nam là một trong 16 tỉnh được dự án đầu tư thực hiện. Vấn đề hiện nay là phải làm sao huấn luyện cho người dân sử dụng thành thạo máy móc sản xuất, đồng thời hướng dẫn bảo quản máy cho tốt. Máy móc được cung cấp rất phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ của nông dân địa phương, hy vọng sẽ thu hút được lượng lớn lao động tham gia. Qua gần 2 năm thực hiện dự án, bước ban đầu cũng đem lại một số hiệu quả, cải thiện môi trường lao động. “Việc đưa đồng vốn của Nhà nước đầu tư vào hợp tác xã (HTX) và đồng vốn đối ứng thì chúng tôi phải tính toán làm sao phải khấu hao tài sản, nâng cao đời sống người lao động và tích lũy một phần cho HTX. Khi dự án triển khai, HTX đã đầu tư gần 100 triệu đồng để xây dựng thêm và mở rộng nhà xưởng. Chúng tôi cũng mong muốn Nhà nước có chủ trương mạnh hơn để hỗ trợ thêm máy móc, tạo điều kiện để chúng tôi phục vụ ngành mây tre tốt hơn” - bà Huỳnh Thị Quý, Chủ nhiệm HTX Mây tre đan xã Quế Thọ (Hiệp Đức) nói.
Theo ông Trần Văn Tương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư Quảng Nam, phát triển ngành nghề mây tre đan là chủ trương chiến lược trong tiến trình xây dựng nông thôn mới bởi giải quyết được việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nông dân. Đây cũng là giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian đến. Quảng Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành nghề nông thôn, nguyên liệu dồi dào như tre, mây, gỗ, các nguyên liệu khác từ nông nghiệp. Thế nhưng, việc phục hồi phát triển ngành nghề nông thôn còn chậm so với yêu cầu, trong đó vấn đề quan trọng cốt lõi là năng suất lao động thấp vì lao động thủ công là chính, giá thành cao dẫn đến sức cạnh tranh thị trường thấp… “Đây là cơ sở để trong thời gian đến chúng tôi mở rộng việc phát triển ngành nghề, đặc biệt là phục hồi các làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết lao động ở nông thôn” - ông Tương nói thêm.
LỮ PHÚC HOÀNG