Khuyến nông Quảng Nam với công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản

(còn tiếp) ĐÀI LÊ 16/11/2016 08:25

  • Khuyến nông Quảng Nam với công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản

Bình quân hằng năm, nông dân nhiều địa phương của tỉnh liên kết với 40 doanh nghiệp tổ chức sản xuất khoảng 5.357ha hạt giống lúa thuần, lúa lai F1, đậu xanh, bắp lai, đậu phụng... Trong đó, thành công lớn nhất là các Công ty CP Giống cây trồng miền Nam, Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình, Công ty CP Giống cây trồng Quảng Bình, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương, Công ty CP Hạt giống C.P Việt Nam... đã tìm đến liên kết với nhiều hợp tác xã nông nghiệp, nhóm hộ nông dân ở 7 huyện, thị xã gồm Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Núi Thành, Phú Ninh sản xuất mỗi năm 4.900ha hạt giống lúa thuần và lúa lai theo hướng bao tiêu 100% sản phẩm. Qua đó, giúp nhà nông tăng 25 - 30% giá trị kinh tế so với làm lúa thương phẩm.

Nông dân Duy Xuyên liên kết với Công ty TNHH Thương mại - xuất nhập khẩu Việt Thắng sản xuất dưa leo Nhật Bản thu về 150 - 200 triệu đồng/ha/vụ.Ảnh: VĂN SỰ
Nông dân Duy Xuyên liên kết với Công ty TNHH Thương mại - xuất nhập khẩu Việt Thắng sản xuất dưa leo Nhật Bản thu về 150 - 200 triệu đồng/ha/vụ.Ảnh: VĂN SỰ

Mỗi năm, toàn tỉnh gieo trồng hơn 13.000ha rau đậu các loại, tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã gồm Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình và một số vùng ven đô của Hội An, Tam Kỳ. Đây là những địa phương có điều kiện thuận lợi để hình thành những vùng rau VietGAP, rau chuyên canh với quy mô lớn như Bàu Tròn, Điện Minh, Trà Quế, Trường Xuân, Bình Triều, Duy Phước. Thời gian qua, nhiều địa phương đã quy hoạch phát triển rau an toàn, rau VietGAP với diện tích 1.129ha và hình thành nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, trại phát triển giống…, góp phần tích cực vào quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản ổn định, tạo dựng nên các mối liên kết bền vững. Đặc biệt, mô hình măng tây xanh an toàn tại phường Điện Dương (Điện Bàn) đã thành lập tổ hợp tác sản xuất, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, sơ chế, đóng gói và liên kết tiêu thụ, cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, resort ở Hội An, Đà Nẵng. Được biết, mô hình này cho thu nhập 900 triệu đồng/ha/năm.

Hay như tại Hội An có mô hình vườn rau hữu cơ, làng rau sinh thái gắn với tour du lịch “Một ngày làm cư dân làng rau Trà Quế” đã giúp du khách có dịp chiêm ngưỡng những luống rau thơm, rau mùi, rau xanh các loại và tham gia làm nông dân sản xuất… mỗi năm doanh thu của loại hình này đạt hơn 400 triệu đồng/ha/năm. Còn Công ty TNHH Thương mại - xuất nhập khẩu Việt Thắng thì liên kết với các hợp tác xã sản xuất và bao tiêu các loại rau quả, ớt xuất khẩu mang lại cho nông dân lợi nhuận 150 - 200 triệu đồng/ha/vụ. Thời gian qua, tại Quảng Nam cũng có những đơn vị, doanh nghiệp khác như Trung tâm Chuyển giao khoa học công nghệ & khuyến nông thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam, Công ty TNHH Hoàng My, Công ty CP Focosev… hỗ trợ và liên kết với nông dân sản xuất, bao tiêu sản phẩm đậu phụng nhân, bắp thương phẩm, sắn củ tươi nguyên liệu.

Đối với chăn nuôi, hình thức liên kết trong sản xuất giữa các hộ dân với nhau và giữa các hộ chăn nuôi với các doanh nghiệp được hình thành, phát triển mạnh, bước đầu mang lại hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp nước ngoài là Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty TNHH Thái Việt Agri Group thực hiện liên kết với người chăn nuôi trong nuôi heo thịt và gà thịt. Việc liên kết của 2 doanh nghiệp này với nông dân theo hình thức nuôi gia công. Theo đó, người chăn nuôi tự đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng; còn phía doanh nghiệp đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua sản phẩm. Hiện nay, trong tổng số 130 trang trại chăn nuôi trên toàn tỉnh thì có 61 trang trại (48 trang trại nuôi heo thịt, 13 trang trại nuôi gà) liên kết sản xuất với 2 doanh nghiệp này. Ngoài ra, tại các địa phương cũng đã hình thành 11 tổ hợp tác, hợp tác xã, hội chăn nuôi gia cầm…

(còn tiếp)
ĐÀI LÊ

(còn tiếp) ĐÀI LÊ