Phát triển cây đậu phụng ở Tam Kỳ: Cần cơ chế khuyến khích

Nguyễn Điện Ngọc 02/04/2013 08:27

TP.Tam Kỳ có diện tích đất pha cát tương đối lớn, là điều kiện thuận lợi để gieo trồng các loại rau đậu, trong đó cây đậu phụng chiếm ưu thế với năng suất cao, đầu ra ổn định.

Hằng năm, nông dân ở Tam Kỳ sản xuất hàng trăm héc ta cây đậu phụng. Riêng vụ đông xuân 2012-2013, toàn thành phố  sản xuất hơn 310ha, trong đó có cả diện tích chuyên canh và cũng có không ít diện tích được bà con chuyển đổi từ những chân ruộng lúa bạc màu, năng suất thấp. Phường Hòa Hương có diện tích đất sản xuất hầu hết nằm ở cuối kênh, thường bị thiếu nước tưới vào mùa nắng, ngập úng vào mùa mưa gây khó khăn cho sản xuất lúa. Để cải thiện tình trạng này, cuối năm 2011 Hội Nông dân phường Hòa Hương phối hợp với cấp ủy, chính quyền vận động 50 hộ có diện tích đất sản xuất ở khu vực Đồng Thoa chuyển đổi gieo trồng 5ha cây đậu phụng và đạt hiệu quả cao với năng suất từ 100 - 115kg khô/sào.

Cánh đồng đậu phụng ở khu vực Đồng Thoa (khối phố Hương Sơn, Hòa Hương, Tam Kỳ).Ảnh: Đ.N
Cánh đồng đậu phụng ở khu vực Đồng Thoa (khối phố Hương Sơn, Hòa Hương, Tam Kỳ).Ảnh: Đ.N

Vụ đông xuân 2012-2013, phường Hòa Hương tiếp tục chuyển đổi 15ha đất sản xuất lúa bấp bênh ở khối phố Hương Trà Tây và Hương Trà Đông đưa vào sản xuất cây đậu phụng. Để vụ mùa được thắng lợi, chất lượng giống là yếu tố quan trọng nhất nhưng hiện nay hầu hết nông dân mua các loại giống trôi nổi. Đến thời điểm này cây đậu phụng đang phát triển tốt, nhưng, hệ thống kênh mương không đảm bảo gây ngập úng ở nhiều diện tích và bệnh chết cây non cũng xảy ra khá nhiều làm cho bà con nông dân lo ngại. Một vấn đề nữa là cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất đối với cây đậu phụng chưa được quan tâm.

Mở rộng vườn ươm keo giống
Vài năm gần đây, nghề ươm cây giống phát triển rộ ở xã Quế An (Quế Sơn), cho hiệu quả kinh tế cao. Theo một chủ vườn ươm trên địa bàn xã Quế An, quy trình ươm cây được chắt lọc cẩn thận từ việc chọn đất đến cách chăm bón. Đất ươm được người dân nơi đây chọn là đất đỏ để ít cỏ và giữ độ ẩm cao hơn cho cây trồng. Hiện trên địa bàn xã có hơn 40 hộ ươm cây, tập trung nhiều nhất ở thôn Đông Thắng Tây. Mỗi năm người dân nơi đây thường ươm 2 vụ, cung cấp hàng chục triệu cây trồng cho các vùng đồi núi, nhất là vào mùa mưa.
Năm 2012 sau khi ươm khoảng 4 tháng, mỗi cây keo giống được bán với giá từ 400 - 500 đồng. Người dân cho biết, mỗi năm ươm được khoảng 100 nghìn cây giống, trừ chi phí sẽ cho thu nhập khoảng 35 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế cao và điều kiện thuận lợi, gần đây nhiều hộ dân địa phương mở thêm nhiều vườn ươm. Ông Hồ Văn Hùng - cán bộ nông lâm nghiệp xã Quế An cho biết, quy mô sản xuất cây giống ở địa phương tương đối lớn. Sắp đến hợp tác xã chăn nuôi, ươm cây giống sẽ hình thành để người dân có điều kiện nâng cao thu nhập.
  Hiện cây giống có thị trường tiêu thụ rộng. Năm ngoái nhiều người mua đến từ các huyện Hiệp Đức, Núi Thành, Nông Sơn… khiến lượng cây không đủ cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, hiện việc ươm keo giống ở xã Quế An vẫn còn diễn ra một cách tự phát. Ông Lê Hữu Châu - Phó phòng NN&PTNT huyện Quế Sơn cho biết: “Tới đây địa phương sẽ thành lập tổ kiểm tra, quản lý cây trồng để cấp phép cho những cơ sở ươm cây giống đạt chất lượng, đồng thời phối hợp với các ngành mở rộng thị trường, phát triển bền vững vườn ươm cây giống, đem lại thu nhập ổn định cho người dân”.(DUY THÁI)

Quyết định số 02 ngày 12.7.2012, bổ sung, sửa đổi một số nội dung của Cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - đô thị của UBND TP.Tam Kỳ có nêu: “Chủ đầu tư có dự án chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp, diện tích đất ngập úng, nhiễm mặn sang trồng rau quả thực phẩm, trồng cỏ nuôi bò (với quy mô diện tích từ 0,2ha trở lên) được UBND thành phố phê duyệt dự án và hồ sơ thiết kế dự toán, được hỗ trợ 60% kinh phí san lấp mặt ruộng để tạo hạ tầng canh tác hoặc đào đất tạo hồ nuôi, với suất đầu tư tối đa là 200 triệu đồng/ha và diện tích hỗ trợ tối đa cho mỗi dự án là 1ha. Trường hợp có vay vốn, thành phố sẽ hỗ trợ 50% lãi suất vay từ 12 - 36 tháng theo quy mô dự án và chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi”. Quyết định là vậy, nhưng đến nay hầu hết các địa phương chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang trồng cây đậu phụng vẫn chưa được hưởng lợi theo cơ chế. Theo ông Lê Hồng Tuyến – Chủ tịch UBND phường Hòa Hương, cơ chế khuyến khích sản xuất tạo động lực chuyển dịch phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị là một hướng đi đúng. Và sự mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa bạc màu, năng suất thấp sang trồng cây đậu phụng cũng là một việc làm phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương nhưng có lẽ vì cây đậu phụng chưa có tên trong danh mục thuộc quy định về cơ chế khuyến khích nên đến nay vẫn chưa được quan tâm về kỹ thuật cũng như chưa được hỗ trợ kinh phí theo quy định.

Nguyễn Điện Ngọc

Nguyễn Điện Ngọc