Hội An - Quảng Nam và Dadaepo - Busan: Qua góc nhìn lịch sử, văn hóa và ẩm thực

CHO MINJE 15/12/2022 10:40

(VHQN) - 1. Hội An là một thành phố cảng ở tỉnh Quảng Nam (Việt Nam), có bề dày lịch sử lâu đời và nền văn hóa hợp nhất từ nhiều nền văn hóa trong khu vực.

Chùa Cầu Hội An và món cao lầu. Ảnh: Wikipedia và Austin Marina
Chùa Cầu Hội An và món cao lầu. Ảnh: Wikipedia và Austin Marina

Vào các thế kỷ 16 - 17, khi thời đại thương mại (Grand commercial era) bùng nổ đã kích hoạt sự ra đời và phát triển của Hội An và cảng Thu Bồn. Cửa ngõ vào Hội An đã trở thành một thương cảng quốc tế của “Con đường tơ lụa trên biển” xuyên Thái Bình Dương. Các thương nhân nước ngoài như người Hoa, Nhật, Hà Lan và Ấn Độ đã đến Hội An thông qua cảng này và định cư nơi đây bằng cách lập làng, lập phố.

Sang thế kỷ 19, các cơ sở công cộng và thương mại đã xuất hiện, nền công nghiệp hình thành và phát triển ở khu vực này. Chính vì thế, Hội An là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau, đã diễn ra trong dòng chảy lịch sử của cảng thị này. Điển hình là các công trình kiến ​​trúc nhà ở kết hợp kinh doanh, công trình kiến trúc tôn giáo... Sự hội tụ về văn hóa ở Hội An còn diễn ra trong lĩnh vực ẩm thực, mà đại diện là món cao lầu.

Cảng Dadaepo và thành phố Busan. Ảnh: Blog Duru Nubi và báo Busan
Cảng Dadaepo và thành phố Busan. Ảnh: Blog Duru Nubi và báo Busan

Dadaepo cũng là một thành phố cảng ở Busan (Hàn Quốc). Thành phố này nằm trên một vùng đất được hình thành bởi trầm tích của cửa sông Nakdong. Đây là vùng có địa hình khá tương đồng với Hội An (với sông Thu Bồn là dòng sông mẹ định hình nên cảng thị này).

Địa hình của Dadaepo không chỉ có ý nghĩa trong việc liên lạc, giao thương với bên ngoài, mà cũng là mục tiêu của các cuộc cướp bóc và xâm lược. Dadaepo đã từng là mục tiêu của các cuộc cướp phá và chiến tranh, thường được nhắc đến trong cổ sử Nhật Bản. Kết quả là nơi đây đã hình thành căn cứ hải quân và nhiều công trình kiến trúc được xây dựng.

Dadaepo nói riêng và Busan nói chung đều ở gần sông và biển, nên ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của cư dân địa phương. Cá và sinh vật nhuyễn thể được sử dụng chủ yếu trong nền văn hóa ẩm thực nơi đây. Theo nhiều nghiên cứu về lịch sử và văn hóa, thì ẩm thực tại nhiều vùng khác nhau ở Hàn Quốc là kết quả của quá trình dung hợp từ nhiều nền văn hóa và phát triển cho đến ngày nay. Văn hóa ẩm thực ở Busan cũng là nền văn hóa hội tụ từ nhiều nền ẩm thực khác nhau. Trong đó, món soup thịt heo (pork soup), món mì lạnh (cold noodles) và món mì Gupo (Gupo noodles) là những đại diện tiêu biểu.

2. Thức ăn có vị khác nhau tùy thuộc đặc điểm địa phương và phương pháp chế biến truyền thống. Cao lầu cũng sử dụng tro từ củi gỗ địa phương và nước cùng với gạo được sử dụng để tạo nên một hương vị độc đáo. Và do ảnh hưởng từ các nền ẩm thực của Nhật Bản và Trung Quốc, hình dạng của sợi cao lầu thay đổi, nước dùng và cách trang trí cũng mang những nét của văn hóa ẩm thực Nhật Bản, Trung Quốc kết hợp với ẩm thực Việt Nam. Và các loại gia vị nước chấm như nước mắm, nước tương, giấm là sự kết hợp của các nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Tương tự là món mì Gupo ở Busan. Khi ngũ cốc được trưng nạp vào thời Joseon và thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản, các nhà máy xay bột mì được xây dựng, việc sản xuất và phân phối mì Gupo hàng loạt với số lượng lớn đã tăng lên, khiến loại thực phẩm này trở thành một thương hiệu trong khu vực. Nó cũng phát triển thành món ăn đơn giản có thể trộn và ăn, hay có thể dùng mì để nấu món soup. Để món mì trộn trở nên ngon hơn, thực khách gia thêm tương ớt Hàn Quốc (gochujang), như người ăn cao lầu ở Hội An thường nêm thêm tương ớt sa tế.

Ẩm thực là một trong những thứ quan trọng nhất mà mọi người nghĩ đến khi đi du lịch. Theo thống kê của “Agoda.com” - một nền tảng đặt phòng khách sạn toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng toàn diện về những người dùng tìm kiếm các điểm đến du lịch mong muốn nhất trong năm nay. Người Hàn Quốc cũng thích đi du lịch Việt Nam và nhiều người Hàn Quốc đã đến du lịch Việt Nam đều muốn quay lại xứ này. Ẩm thực Việt Nam có lẽ là động cơ chính cho mong muốn này.

3. Ở Việt Nam, muối được dùng để bảo quản thực phẩm trong thời tiết nắng nóng. Ở Hàn Quốc cũng vậy. Có rất nhiều loại thực phẩm của Hàn Quốc được ướp muối để dự trữ cho mùa đông vắng bóng rau xanh, mà món tiêu biểu là kim chi. Và có rất nhiều món ăn mang hương vị tương tự, do nguyên liệu và cách nấu món ăn Việt Nam và món ăn Hàn Quốc. Cuối cùng, môi trường tự nhiên và lịch sử - văn hóa khá tương đồng đã dẫn đến nền văn hóa ẩm thực có nhiều điểm giống nhau.

Quảng Nam của Việt Nam đại diện cho một vùng đất có nền văn hóa và ẩm thực hấp dẫn mọi người. Món cao lầu Hội An có màu vàng đặc trưng và hấp dẫn, chắc, mềm và có mùi thơm cuốn hút thực khách. Văn hóa và ẩm thực bản địa có thể hấp dẫn nhiều người và được lưu lại như một hình ảnh đáng nhớ của vùng đất ấy. Những hình ảnh này có thể được thương mại hóa để phục vụ du lịch và những mục đích kinh tế, văn hóa tương tự.

Hiện tại, lượng du khách đến Dadaepo và Busan đang liên tục tăng do sự quyến rũ của kiến trúc, nét độc đáo của đô thị, sự hấp dẫn của ẩm thực...). Hội An và Quảng Nam cũng có tiềm năng như vậy.

CHO MINJE