Khắc phục "sa mạc hóa" đồng ruộng
Vợ chồng anh Sáu Ô Gia Bắc ở xã Đại Cường (huyện
Đâu riêng vợ chồng anh Sáu Ô Gia Bắc, cuối tuần rồi về nhiều nơi khác của huyện Đại Lộc, Tư tôi cũng bắt gặp cảnh nhà nông hì hục đánh vật với những lớp cát đá trên hàng loạt thửa đất canh tác cây trồng cạn. Ông Hồ Ngọc Mẫn – Trưởng phòng NN&PTNT Đại Lộc cho biết, do chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 8 và số 11, trên địa bàn huyện có không dưới 160 sào đất màu chuyên sản xuất bắp lai, đậu phụng, ớt, đậu xanh, rau quả các loại bị cát đá bồi lấp nặng. Hầu hết số diện tích trên đều nằm sát các mép sông, tập trung chủ yếu ở xã Đại Cường, Đại Lãnh, Đại Hưng. Ông Mẫn nói: “Từ sau cơn bão số 11 đến nay, mặc dù bà con nông dân rất tích cực trong việc cải tạo đồng ruộng bị sa mạc hóa nhưng do phần lớn làm bằng phương thức thủ công nên hiện giờ mới chỉ có 60% diện tích được giải tỏa. Vì vậy, tiến độ gieo trồng lại hoa màu vụ đông ở những địa phương vừa nêu đang diễn ra rất chậm”.
Hôm qua, nghe Tư tôi kể chuyện, chị Ba Trồng Trọt cho biết, trong đợt lũ vừa qua tại một số khu vực ven sông của huyện Hiệp Đức, Duy Xuyên, Nông Sơn, Điện Bàn, Quế Sơn, TP.Hội An cũng có rất nhiều chân ruộng sản xuất lúa và chuyên canh các loại rau màu bị cát đá bồi lấp nặng. Hiện nhà nông đang nỗ lực để cải tạo lại nhằm chủ động đưa vào gieo trồng vụ đông xuân theo đúng khung thời vụ. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất bây giờ là cơn bão số 12 đã áp sát bờ, nếu nó đổ bộ trực tiếp vào Quảng Nam thì chắc chắn lũ lớn sẽ tiếp tục xuất hiện. Và tình trạng sa mạc hóa đồng ruộng tái diễn là điều khó tránh khỏi”.
TƯ RUỘNG