Người mẹ bất hạnh

ĐOÀN NGỌC NGHĨA 18/04/2014 09:55

Thăm nhà Phượng, vì tôi biết em là học sinh giỏi của Trường THCS Trần Quý Cáp (thôn Quý Phước, xã Bình Quý, Thăng Bình). Mẹ em, bà Võ Thị Kim Sương mấy tháng nay cũng không còn đủ sức đạp xe nhặt ve chai về bán. Trong thạp gạo của gia đình chỉ còn vài lon gạo là số gạo mà bà con lối xóm thương tình giúp cho cháu Phượng.

Phượng chăm sóc mẹ.
Phượng chăm sóc mẹ.
Mọi sự giúp đỡ xin được gởi về địa chỉ: bà Võ Thị Kim Sương, tổ 2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. ĐT: 01284 243 991. Hoặc thông qua  Phòng Công tác xã hội Báo Quảng Nam - 142 Phan Bội Châu, TP Tam Kỳ, Quảng Nam. (Chủ tài khoản: Báo Quảng Nam; TK: 4200211000646 Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Quảng Nam. Nội dung ghi: giúp bà Sương).

Bà Sương kể, ba của Phượng là phu vàng ở Phước Sơn. Chúng tôi gặp nhau ở đó, mang bầu cháu Phượng rồi dẫn nhau về quê ở Bình Quý sống. Năm Phượng được 4 tuổi thì ba cháu mất sau một thời gian dài vật vã với HIV/AIDS. Bà Sương cũng bị lây nhiễm từ chồng. May mắn là cô con gái Nguyễn Thị Kim Phượng không bị nhiễm bệnh. Nhiều lần bà Sương nghĩ đến cái chết nhưng chính đứa con đã níu giữ bà lại. Bà làm mọi việc để có tiền nuôi con từ việc rửa bát thuê, đến ngâm tay vào nước đá để làm hàng đông lạnh. Nhưng trước đây, nhiều người còn kỳ thị với gia đình có bệnh nhân HIV nên bà Sương không xin được việc. Cuối cùng, bà chọn đi nhặt ve chai làm kế sinh nhai nuôi con ăn học. Nếu may mắn lắm thì ngày nhiều nhất được khoảng 20.000 đồng, có khi không có đồng nào. Số tiền đó cùng với khoản trợ cấp dành cho đối tượng xã hội là 270.000 đồng/tháng không đủ đóng tiền học phí cho Phượng. Niềm an ủi duy nhất của bà là Phượng học rất giỏi. Năm nào Phượng cũng mang thành tích học sinh giỏi về cho mẹ. Nhưng rồi, bà lại khóc và nói, độ này sức khỏe của tôi xuống cấp quá, tôi không biết mình còn trụ được bao lâu nữa. Tôi chết thì không sao nhưng chỉ thương con Phượng, không biết mai này, tương lai của nó sẽ ra sao. “Tôi thì phận đã rồi, nhưng mong con gái, mạnh khỏe, học giỏi. Chỉ sợ nó bị kỳ thị, xa lánh thì không biết phải làm sao. Tôi cũng ráng động viên cháu được ngày nào tốt ngày đó, miễn là học giỏi sẽ có người giúp đỡ. Tôi chỉ mong cháu được hòa nhập với bạn bè” - chị Sương nói.

Mong mỏi của bà Sương làm tôi không thôi suy nghĩ. Chỉ biết an ủi bà còn rất nhiều người sẽ giúp đỡ cho Phượng được học đến nơi đến chốn. Và cũng mong với bài viết này, nhiều người sẽ biết, thương cảm cho hoàn cảnh của mẹ con bà Sương, giúp đỡ cho Phượng được đến trường mà không phải mặc cảm.

ĐOÀN NGỌC NGHĨA

ĐOÀN NGỌC NGHĨA