Nghề ép dầu phụng thủ công ở Tam Thăng

PHƯỚC HIẾU 03/06/2023 05:46

Hơn 20 năm gắn bó với nghề ép dầu phụng thủ công, cơ sở của ông Châu Văn Cư (48 tuổi, thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, Tam Kỳ) là địa chỉ quen thuộc của người dân vùng này.

Đậu phụng khô sau khi được xay thành bột sẽ cho vào nồi để nấu chín.
Đậu phụng khô sau khi được xay thành bột sẽ cho vào nồi để nấu chín.

Trong cơ sở có diện tích chưa đầy 100m2², ông Cư cùng với những người thợ miệt mài với công việc ép đậu phụng để kịp giao cho khách hàng. Ông Cư cho biết, cao điểm mùa ép dầu là sau vụ thu hoạch đậu phụng khoảng từ 10/3 - 5/5 âm lịch; công việc bắt đầu từ 3 giờ sáng đến 18 giờ tối.

Bột đậu sau khi nấu chín được gói trong bao nhựa và niềng chặt bằng khung tre tròn bên ngoài.
Bột đậu sau khi nấu chín được gói trong bao nhựa và niềng chặt bằng khung tre tròn bên ngoài.

Cơ sở có 4 thợ làm, mỗi người được trả tiền công 700 nghìn đồng/ngày. Những người thợ thực hiện các bước gồm xay đậu thành bột, hấp bột, gói bánh và bỏ vào máy ép. Mỗi ngày ép khoảng 2 tấn đậu phụng khô và thu được 600kg dầu phụng.

Cho bánh đậu vào máy để ép lấy dầu.
Cho bánh đậu vào máy để ép lấy dầu.

“Làm nghề này không quá nặng nhọc nhưng công việc diễn ra liên tục, ít có thời gian nghỉ ngơi. Năm nào đậu phụng được mùa, người dân mang đậu tới cơ sở của tôi ép dầu khá đông. Mỗi ký dầu tôi thu của khách 8.000 đồng, thu nhập cũng ổn định” - ông Cư chia sẻ.

Khởi động trục quay ép dầu.
Khởi động trục quay ép dầu.

Một hộ dân ở thôn Vĩnh Bình cho hay, ở địa phương có vài cơ sở ép dầu bằng máy móc nhưng họ vẫn thích ép dầu thủ công, vì dầu ép ra có màu vàng đặc quánh, mùi thơm dễ chịu.

Dầu ép ra có màu vàng rất đẹp và mùi thơm đặc trưng của hạt đậu phụng.
Dầu ép ra có màu vàng rất đẹp và mùi thơm đặc trưng của hạt đậu phụng.
Lọc dầu qua chiếc ray inox để loại bỏ cặn bã.
Lọc dầu qua chiếc ray inox để loại bỏ cặn bã.

PHƯỚC HIẾU