Đặc sắc không gian trình diễn cồng chiêng của đồng bào Ca Dong, Xê Đăng

ALĂNG NGƯỚC 02/08/2022 15:11

(QNO) - Sáng nay 2.8, trong khuôn khổ Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 4 - năm 2022, UBND huyện Nam Trà My khai mạc liên hoan nghệ thuật cồng chiêng và trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào Ca Dong, Xê Đăng.

Cộng đồng Ca Dong tái hiện nghi thức cầu mùa. Ảnh: A.N
Cộng đồng Ca Dong tái hiện nghi thức cầu mùa. Ảnh: A.N

Liên hoan với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân, diễn viên thuộc đoàn nghệ thuật các xã, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc đầy ấn tượng và thú vị, thông qua nghi thức cúng thần lúa, thần rừng, cúng máng nước, ăn trâu huê... rất độc đáo.

Ông Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, không chỉ là di sản phi vật thể quý báu, cồng chiêng còn là tài sản giá trị, mang màu sắc văn hóa truyền thống độc đáo và thiêng liêng trong đời sống của tộc người Ca Dong, Xê Đăng.

Nam nữ nhảy một vòng tròn, vây quanh già làng đang làm lễ cúng. Ảnh: A.N
Nam nữ nhảy vòng tròn vây quanh già làng đang làm lễ cúng. Ảnh: A.N

Theo quan niệm của các già làng, cồng chiêng có thể giúp cho con người thông tin trực tiếp với thần linh, với các giàng. Vì thế, có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cộng đồng, thường được mang trình diễn tại các nghi lễ - lễ hội của đồng bào địa phương.

Điệu nhảy càng lúc càng sôi nổi, cho đến khi già làng kết thúc bài cúng thần linh. Ảnh: A.N
Điệu nhảy càng lúc càng sôi nổi, cho đến khi già làng kết thúc bài cúng thần linh. Ảnh: A.N

"Tiếng cồng chiêng gợi lên âm vang oai hùng của núi rừng, biểu hiện sự vững vàng, uy nghi của cộng đồng, có sức vang xa mà người nghe cảm nhận được sự trao đổi thông tin cần thiết giữa người với nhau.

Đây là sự độc đáo, phong phú về khả năng diễn đạt của loại nhạc cụ truyền thống quý báu. Chính những giá trị có ý nghĩa đích thực của cồng chiêng làm thăng hoa một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc" - ông Phước nhấn mạnh.

Hòa điệu giữa tiếng cồng và điệu múa sơn nữ. Ảnh: A.N
Hòa điệu giữa tiếng cồng chiêng và điệu múa sơn nữ. Ảnh: A.N
Người Xê Đăng ở chân núi Ngọc Linh tái hiện không gian lễ cúng máng nước. Ảnh: A.N
Người Xê Đăng ở chân núi Ngọc Linh tái hiện không gian lễ cúng máng nước. Ảnh: A.N
Các chàng trai tái hiện cuộc đi săn. Ảnh: A.N
Các chàng trai tái hiện cuộc đi săn. Ảnh: A.N
Mang hương lúa dâng trời. Ảnh: A.N
Mang hương lúa dâng trời. Ảnh: A.N
Sơn nữ tái hiện đời sống cộng đồng. Ảnh: A.N
Sơn nữ tái hiện đời sống cộng đồng. Ảnh: A.N
Vui ngày đưa nguồn nước về nóc. Ảnh: A.N
Vui ngày đưa nguồn nước về nóc. Ảnh: A.N
Rất nhiều người trẻ cùng tham gia liên hoan trình diễn cồng chiêng. Ảnh: A.N
Rất nhiều người trẻ cùng tham gia liên hoan trình diễn cồng chiêng. Ảnh: A.N
Một nghệ nhân biểu diễn nghệt thuật đánh đàn 2 dây. Ảnh: A.N
Nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật đánh đàn 1 dây. Ảnh: A.N
Bà Phạm Thị Thanh Thái, dân tộc Ca Dong ở thôn 1 (xã Trà Dơn, Nam Trà My) - nữ nghệ nhân duy nhất biểu diễn nghệ thuật đàn hơi ống tre. Ảnh: A.N
Bà Phạm Thị Thanh Thái, dân tộc Ca Dong ở thôn 1 (xã Trà Dơn, Nam Trà My) là nữ nghệ nhân duy nhất biểu diễn nghệ thuật đàn hơi ống tre. Ảnh: A.N
Xen kẻ trong chương trình liên hoan còn có các tiết mục biểu diễn hát dân ca truyền thống. Ảnh: A.N
Xen kẽ trong chương trình liên hoan còn có các tiết mục biểu diễn hát dân ca truyền thống. Ảnh: A.N
Các thiếu nữ Ca Dong hào hứng tham gia lễ hội. Ảnh: A.N
Thiếu nữ Ca Dong hào hứng tham gia lễ hội. Ảnh: A.N

ALĂNG NGƯỚC