Dỡ chươm bắt cá trên sông Đầm

NGUYỄN QUỲNH 19/03/2022 18:08

(QNO) - Những ngày này, nước sông Đầm cạn xuống, người dân thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng (TP.Tam Kỳ) ra sông dỡ chươm, giăng lưới bắt cá.

Làm chươm để dụ cá về cư trú tự nhiên là cách mà người dân ven sông Đầm cũng như nhiều nơi có nghề sông nước áp dụng từ khá lâu nay. 

Chọn một vùng nước tương đối yên tĩnh, có nhiều tôm cá cư trú tự nhiên, mọi người cắm xuống hàng chục cây tre còn nguyên cành, nhánh làm làm chỗ cho cá về trú ngụ. Lâu dần, rong rác quần tụ làm thành "ổ" cho cá sinh sôi nảy nở...

Chừng 6 tháng sau khi cắm chươm, đến khoảng tháng Giêng thì dỡ. Ngày dỡ chươm lúc nào cũng đông vui. Tầm 4 tiếng đồng hồ ngâm mình trong nước dùng lưới vây quanh chươm, gỡ tre, vòng vây siết chặt dần, những con cá to bắt đầu vùng vẫy. Tiếng người huyên náo một vùng...

Buổi dỡ chươm hôm nay của một nhóm hộ dân sông Đầm thu được 5 tạ cá, chủ yếu lóc, chép, rô phi, leo, tôm càng xanh…

Sông Đầm, xã Tam Thăng có hàng trăm chươm người dân làm trên sông. Mỗi năm người dân thôn Vĩnh Bình làm từ 1 đến 3 chươm; mỗi chươm cách nhau khoảng 50m. Ảnh: N.Q
Sông Đầm, xã Tam Thăng có hàng trăm chươm người dân làm trên sông. Mỗi năm người dân thôn Vĩnh Bình làm từ 1 đến 3 chươm; mỗi chươm cách nhau khoảng 50m. Ảnh: N.Q
Một chươm có diện tích khoảng 100m², xung quanh được người dân đóng cọc làm hàng rào để ngăn ghe thuyền vào đánh bắt. Giữa chươm, người dân cắm hàng trăm cọc tre, gỗ lớn nhỏ để dụ cá, tôm, cua vào ẩn nấp. Ảnh: N.Q
Một chươm rộng khoảng 100m², xung quanh được người dân đóng cọc làm hàng rào để ngăn ghe thuyền vào đánh bắt. Giữa chươm, người dân cắm hàng trăm cọc tre, gỗ lớn nhỏ để dụ cá, tôm, cua vào ẩn nấp. Ảnh: N.Q
Những ngày nước xuống cạn, người dân thường thả tấm lưới bằng dây dù dài 50m có gắn phao và chì nặng thành một vòng tròn ngoài chươm. Ảnh: N.Q
Vòng vây lưới quanh chươm. Ảnh: N.Q
Sau đó họ nhổ cọc và cắm lại thành một cụm khác để thu hẹp tấm lưới. Ảnh: N.Q
Sau đó họ nhổ cọc và cắm lại thành một cụm khác để thu hẹp tấm lưới. Ảnh: N.Q
Người dân lặn trong lưới để bắt cá, cua, tôm....Ảnh: N.Q
Người dân lặn trong lưới để bắt cá, cua, tôm....Ảnh: N.Q
Dụng cụ bắt cá chủ yếu là vợt, hoặc tay không. Ảnh: N.Q
Dụng cụ bắt cá chủ yếu là vợt, hoặc tay không. Ảnh: N.Q
Bắt được một con cá chép nặng gần 2 kg cho vào giỏ. Ảnh: N.Q
Một con cá chép nặng gần 2kg bắt được trong chươm. Ảnh: N.Q
Sau gần 4h dở chươm, nhóm của ông Võ Sửu (55 tuổi) và ông Trần Minh Trung (1964) cùng trú tại thôn Vĩnh Bình (xã Tam Thăng) bắt được 1 tạ cá như cá chép, leo, tràu và tôm càng xanh....Ảnh: N.Q
Sau gần 4 giờ gỡ chươm, nhóm của ông Võ Sửu (55 tuổi) và ông Trần Minh Trung (1964) cùng trú tại thôn Vĩnh Bình (xã Tam Thăng) bắt được 1 tạ cá như cá chép, leo, tràu và tôm càng xanh... Ảnh: N.Q
Giá bán cá tùy theo loại, dao động từ 15.000 đồng đến 100 nghìn đồng/kg; tôm càng xanh giá cao nhất hơn 600 nghìn đồng/kg. Ảnh: N.Q
Giá bán cá tùy theo loại, dao động từ 15.000 đồng đến 100 nghìn đồng/kg; tôm càng xanh giá cao nhất hơn 600 nghìn đồng/kg. Ảnh: N.Q
Thu gom lưới và chèo ghe đưa cá về nhà để mang ra chợ bán. Ảnh: N.Q
Thu gom lưới, mang thành quả về nhà. Ảnh: N.Q

NGUYỄN QUỲNH