F0 tăng nhanh, nhà trường linh động phương án giảng dạy

HỒ QUÂN 16/03/2022 10:30

(QNO) - Số lượng giáo viên, học sinh là F0, F1 tăng nhanh khiến công tác dạy và học của trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP.Tam Kỳ gặp nhiều khó khăn. Các trường đang linh động phương án dạy tập trung và trực tuyến để không gián đoạn chương trình học tập.

Sáng 15.3, lớp 5/2, Trường tiểu học Hùng Vương vắng 17 học sinh do mắc Covid-19. Nhà trường đã linh động sắp xếp học sinh ngồi giãn cách, đảm bảo an toàn phòng dịch. Ảnh: HỒ QUÂN
Sáng 15.3, lớp 5/2 của Trường Tiểu học Hùng Vương (phường Trường Xuân, Tam Kỳ) vắng 17 học sinh do mắc Covid-19. Ảnh: HỒ QUÂN

Sáng 15.3, em Trương Tuấn H. - học sinh Trường Tiểu học Hùng Vương (phường Trường Xuân) đến trường thì có triệu chứng đau đầu, rát cổ. Giáo viên chủ nhiệm liên hệ phụ huynh đến đón H. về để theo dõi sức khỏe.

Chị Nguyễn Thị Tuyết - mẹ em H. cho biết: “Tình hình dịch bệnh phức tạp, học sinh tiểu học chưa tiêm vắc xin nên tôi rất lo lắng. Trước tiên tôi đưa con đi test nhanh để biết có nhiễm Covid-19 hay chỉ bị cảm thông thường; sau đó sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình sức khỏe của con để bố trí phương án học phù hợp”.

Em Trương Tuấn Hân đến trường thì có triệu chứng đau đầu, rát cổ. Phụ huynh lập tức đến đón em về theo dõi sức khỏe. Ảnh: HỒ QUÂN
Phụ huynh đến đón em Trương Tuấn H. về nhà theo dõi sức khỏe sau khi em có triệu chứng đau đầu, rát cổ. Ảnh: HỒ QUÂN

Cô Trịnh Thị Hồng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương cho biết, trường có 841 học sinh nhưng 108 em đang là F0, 123 em F1. Hơn 70% học sinh đang học tập trung, còn lại học trực tuyến.

“Tuần trước, tỷ lệ học sinh học trực tiếp chỉ khoảng 50% buộc nhà trường phải linh động kế hoạch giảng dạy từng ngày. Điều này đặt ra nhiều áp lực cho giáo viên khi vừa chống dịch, vừa dạy tập trung trên lớp, vừa dạy trực tuyến cho học sinh đang cách ly” - cô Hồng chia sẻ.

Em Trần Thị Khánh Ly (Trường tiểu học Hùng Vương) đang học thì mệt mỏi, đau đầu bất thường. Giáo viên chủ nhiệm đã liên hệ phụ huynh đến đón em về. Ảnh: HỒ QUÂN
Em Trần Thị Khánh L. - học sinh Trường Tiểu học Hùng Vương cũng có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu bất thường khi đang học. Giáo viên chủ nhiệm liền liên hệ phụ huynh đến đón em về. Ảnh: HỒ QUÂN

Trường THCS Chu Văn An (phường An Sơn) có 17 lớp với 686 học sinh. Tuần trước có 13 lớp học tập trung, 4 lớp kết hợp học tập trung và trực tuyến. Nhưng tuần này F0, F1 tăng nhanh nên có đến 9 lớp phải học trực tuyến. Ghi nhận đến 15.3, trường có hơn 150 học sinh F0, F1 và 8 giáo viên F0.

Cô Nguyễn Thị Thu Vân - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An khẳng định, việc học trực tuyến và tập trung sẽ không chênh lệch nhiều về lượng kiến thức học sinh tiếp nhận. Bởi đội ngũ giáo viên đang triển khai theo kế hoạch giảng dạy của năm học, bố trí phương án học bù đối với học sinh khuyết kiến thức.

Dù thực hiện tốt quy tắc 5K nhưng số lượng giáo viên, học sinh là F0, F1 liên tục tăng cao. Ảnh: HỒ QUÂN
Dù thực hiện tốt quy tắc 5K nhưng số lượng giáo viên, học sinh là F0, F1 liên tục tăng cao. Ảnh: HỒ QUÂN

“Đáng chú ý, vừa qua nhà trường đầu tư trang thiết bị giúp giáo viên đồng thời dạy tập trung và dạy trực tuyến. Phương án này đang phát huy hiệu quả trong giảng dạy, phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp” - cô Vân nói.

Tương tự, việc đầu tư 4 thiết bị vừa dạy tập trung vừa trực tuyến đã giảm tải áp lực cho giáo viên Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (phường Trường Xuân). Với tình hình giáo viên, học sinh là F0, F1 tăng nhanh, nhà trường đang tạo điều kiện giảng dạy tốt nhất và an toàn nhất, đảm bảo kế hoạch năm học.

Sáng 15.3, Trường THCS Chu Văn An chỉ có vài lớp học tập trung, còn lại chuyển sang học trực tuyến do nhiều giáo viên, học sinh là F0, F1. Ảnh: HỒ QUÂN
Trường THCS Chu Văn An (phường An Sơn, Tam Kỳ) chỉ có vài lớp học tập trung, còn lại chuyển sang học trực tuyến. Ảnh: HỒ QUÂN
Trường THCS Chu Văn An đầu tư trang thiết bị, giúp giáo viên đồng thời dạy tập trung và dạy trực tuyến. Ảnh: HỒ QUÂN
Trường THCS Chu Văn An đầu tư trang thiết bị giúp giáo viên đồng thời dạy tập trung và trực tuyến. Trong ảnh: Giáo viên dạy cho 3 lớp cùng một lúc, gồm 1 lớp tập trung và 2 lớp trực tuyến. Ảnh: HỒ QUÂN
Một học sinh Trường THCS Chu Văn An học trực tuyến tại nhà. Ảnh: HỒ QUÂN
Một học sinh Trường THCS Chu Văn An học trực tuyến tại nhà. Ảnh: HỒ QUÂN
Ứng dụng công nghệ thông tin để kết hợp dạy tập trung và dạy trực tuyến đã giảm tải áp lực cho giáo viên, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ảnh: H.Q
Ứng dụng công nghệ thông tin để kết hợp dạy tập trung và trực tuyến đã giảm tải áp lực cho giáo viên, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: HỒ QUÂN
Học sinh học trực tuyến tại nhà vẫn đảm bảo tiếp thu kiến thức. Giáo viên sẽ tăng cường giao tiếp, trao đổi với học sinh học tuyến để tránh các em lơ là việc làm. Ảnh: HỒ QUÂN
Kết nối giữa dạy học tập trung và trực tuyến. Ảnh: HỒ QUÂN
Linh động phương án giảng dạy từng ngày, từng trường hợp xảy ra là cách nhiều Trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP.Tam Kỳ đảm bảo kế hoạch dạy và học. Ảnh: HỒ QUÂN
Trường học ở Tam Kỳ linh động phương án giảng dạy để đảm bảo kế hoạch chương trình. Ảnh: HỒ QUÂN

HỒ QUÂN