Gỡ bẫy thú rừng

NGUYỄN THÀNH 27/02/2021 05:36

Bất chấp quy định cùng sự tuyên truyền của cơ quan chức chức năng, người dân và thợ săn vẫn đặt bẫy săn bắt động vật hoang dã trong rừng già ở huyện Tây Giang thuộc Khu bảo tồn loài Sao la Quảng Nam. Lực lượng chức năng đã tháo gỡ, tiêu hủy hàng ngàn chiếc bẫy, cứu và thả nhiều động vật hoang dã về rừng tự nhiên.

Anh A Ting Lập gỡ chiếc bẫy thú để tịch thu, cho biết: “Trước đây, thợ săn dùng cây, lá rừng làm một hàng rào trong rừng để đặt cả ngàn cái bẫy. Cách làm này dễ bị chúng tôi phát hiện. Sau đó thợ săn chuyển qua đặt bẫy tinh vi hơn. Họ đi tìm những đường đi của thú đặt bẫy rải rác và ngụy trang rất khó phát hiện”.
Anh A Ting Lập gỡ chiếc bẫy thú để tịch thu, cho biết: “Trước đây, thợ săn dùng cây, lá rừng làm một hàng rào trong rừng để đặt cả ngàn cái bẫy. Cách làm này dễ bị chúng tôi phát hiện. Sau đó thợ săn chuyển qua đặt bẫy tinh vi hơn. Họ đi tìm những đường đi của thú đặt bẫy rải rác và ngụy trang rất khó phát hiện”.
Chiếc bẫy kiểu “thắt cổ” được làm đơn giản, dây thép nối với một nhành cây uốn cong tạo thành sức bật.
Chiếc bẫy kiểu “thắt cổ” được làm đơn giản, dây thép nối với một nhành cây uốn cong tạo thành sức bật.
Bẫy được đưa về để trong kho chờ tiêu hủy. Mỗi năm khu bảo tồn tổ chức gần 170 đợt tuần tra và phá hủy hàng nghìn chiếc bẫy thú, hàng chục lán trại và đẩy đuổi nhiều lượt người vào rừng trái phép.
Bẫy được đưa về để trong kho chờ tiêu hủy. Mỗi năm khu bảo tồn tổ chức gần 170 đợt tuần tra và phá hủy hàng nghìn chiếc bẫy thú, hàng chục lán trại và đẩy đuổi nhiều lượt người vào rừng trái phép.
Một con mang mắc bẫy được giải cứu thả về rừng. “Ngoài việc tuần tra phá bẫy thì khu bảo tồn tuyên truyền và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng để người dân bảo vệ rừng và thay đổi tập quán săn bắt” - ông Lê Hoàng Sơn, Phó Giám đốc Khu bảo tồn loài Sao la Quảng Nam nói.
Một con mang mắc bẫy được giải cứu thả về rừng. “Ngoài việc tuần tra phá bẫy thì khu bảo tồn tuyên truyền và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng để người dân bảo vệ rừng và thay đổi tập quán săn bắt” - ông Lê Hoàng Sơn, Phó Giám đốc Khu bảo tồn loài Sao la Quảng Nam nói.
Nhân viên khu bảo tồn đi vào vừng phá bẫy, mỗi chuyến đi kéo dài khoảng 8 ngày. Họ mang theo lương thực, thực phẩm, dựng lán trại ở trong rừng.
Nhân viên khu bảo tồn đi vào vừng phá bẫy, mỗi chuyến đi kéo dài khoảng 8 ngày. Họ mang theo lương thực, thực phẩm, dựng lán trại ở trong rừng.

NGUYỄN THÀNH