Ngâm mình vớt rong câu

MỸ LINH - THANH THẮNG 15/03/2020 19:21

(QNO) - Những ngày này, người dân xã Tam Hiệp (Núi Thành) đổ xô đi cào, vớt rong câu về bán cho thương lái. Năm nay rong nhiều, chỉ 3 tiếng đồng hồ, người dân có thể kiếm được 300 nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng.

Từ mờ sáng người dân xã Tam Hiệp đã mang dụng cụ đi vớt rong câu. Ảnh: LINH THẮNG
Người dân xã Tam Hiệp chèo ghe đi vớt rong câu lúc mờ sáng. Ảnh: LINH THẮNG

Khoảng 5 giờ sáng, ông Huỳnh Văn Quân (48 tuổi) cùng một người đàn ông và một phụ nữ khác ở thôn Nam Sơn (xã Tam Hiệp) chèo trên một chiếc ghe ra khu vực cồn ở giữa sông Trường Giang (xã Tam Hiệp) để vớt rong câu.

Ông Quân cho biết, nghề vớt rong câu bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 5 hàng năm. Công việc này phải đi thật sớm khi con nước rút, mang theo dụng cụ là những chiếc cào. Từ bờ sông, nhóm ông Quân tiến ra khoảng 500m, sau đó 2 người đàn ông dầm mình dưới nước để vớt rong; người phụ nữ ngồi trên ghe lượm lặt rác rưởi, bùn đất ra khỏi rong.

“Riêng năm nay rong câu rất nhiều, nhiều nhất trong vòng 10 năm qua. Trung bình 3 tiếng đồng hồ, mỗi người cào được khoảng 100kg rong câu tươi” - ông Quân nói.

Thời điểm nước cạn, người dân mang dụng cụ xuống sông vớt rong câu. Ảnh: LINH THẮNG
Thời điểm nước cạn, họ bắt đầu mang dụng cụ xuống sông vớt rong câu. Ảnh: LINH THẮNG

Những người không có ghe thì lội bộ ra khu vực nước cạn, mang theo thau, rổ để vớt rong. Bà Phan Thị Lan (52 tuổi, thôn Vân Trai, xã Tam Hiệp) cho biết, đây là năm đầu tiên bà làm công việc này. Hiện mỗi ký rong tươi có giá 5.000 đồng, rong khô dao động 120 - 150 nghìn đồng. Sau một buổi, bà Lan vớt được 2 bao rong đầy ắp, mỗi bao khoảng 30kg, kiếm được 300 nghìn đồng.

“Đây là ngày thứ 3 tôi đi vớt rong câu. Người dân thường chia thành từng nhóm để đi với nhau, vì lòng sông có chỗ nông chỗ sâu, khi gặp sự cố có người đi cạnh giúp đỡ, xử lý” - bà Lan nói.

Phụ nữ thường đi thành từng nhóm phòng khi có sự cố xảy ra. Ảnh: LINH THẮNG
Phụ nữ thường đi theo nhóm phòng khi có sự cố xảy ra. Ảnh: LINH THẮNG
Niềm vui với những sản phẩm đầu tiên. Ảnh: LINH THẮNG
Người dân cho biết năm nay rong câu nhiều hơn mọi năm. Ảnh: LINH THẮNG
Người phụ nữ kéo hai bao rong câu vào bờ. Ảnh: LINH THẮNG
Người phụ nữ kéo 2 bao rong câu vào bờ. Ảnh: LINH THẮNG
Chuẩn bị đưa rong câu lên bờ. Ảnh: LINH THẮNG
Trong khi đó những chiếc ghe cũng đầy ắp rong. Ảnh: LINH THẮNG
Rong cau được đưa vào bờ rửa sạch. Ảnh: LINH THẮNG
Rong được đưa vào bờ rửa sạch. Ảnh: LINH THẮNG
Việc rửa rong câu phải chọn những điểm nước sâu rửa rong để rong sạch hơn. Ảnh: LINH THẮNG
Từ công đoạn cào, vớt cho đến rửa rong, người dân đều phải ngâm mình dưới dòng nước. Ảnh: LINH THẮNG
Rong câu sau khi đã làm sạch. Ảnh LINH THẮNG
Rong câu sau khi đã làm sạch. Ảnh LINH THẮNG
Chở rong câu về nhà. Ảnh: LINH THẮNG
Niềm vui khi chở rong câu về nhà bán cho thương lái. Ảnh: LINH THẮNG

MỸ LINH - THANH THẮNG