Tưng bừng giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng

MINH QUÂN - VĨNH LỘC 21/02/2018 17:02

(QNO) - Sáng nay 21.2 (mùng 6 tháng Giêng), người dân làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP.Hội An) trang trọng tổ chức giỗ tổ làng nghề nhằm tri ân tiền nhân, cầu cho một năm hanh thông, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.

Về Cẩm Kim dự lễ giỗ tổ nghè mộc Kim Bồng. Ảnh: HẢI - LỘC
Đường về Cẩm Kim. Ảnh: HẢI - LỘC

Nghề mộc nơi đây được hình thành từ thế kỷ 15 do những cư dân từ đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh Nghệ Tĩnh mang vào trong quá trình khai khẩn vùng đất mới Kim Bồng. Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, nghề mộc bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng với 3 nhóm nghề gồm mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, mộc dân dụng và nghề đóng sửa tàu thuyền.

Làng mộc Kim Bồng nổi tiếng vì hầu hết kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nơi đây xây dựng, nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An xưa, thợ mộc Kim Bồng đã được các chúa Nguyễn ở Đàng Trong - sau này là triều đình nhà Nguyễn mời ra kinh đô để xây dựng các công trình tại kinh thành Huế.

Bô lão tế tổ, người đã truyền lại nghề mộc nổi tiếng Kim Bồng. Ảnh: HẢI - LỘC
Các vị bô lão tế tổ - người đã có công truyền lại nghề mộc Kim Bồng. Ảnh: HẢI - LỘC

Trải qua thời gian dài thăng trầm và chiến tranh, làng mộc Kim Bồng bị chìm lắng và có nguy cơ mai một thất truyền. Từ khi du lịch Hội An phát triển cùng sự quan tâm đầu tư của các cấp ngành Hội An, nghề mộc Kim Bồng đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, tháng 6.2016,  nghề mộc Kim Bồng đã được Bộ VH-TT&DL chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh những nhóm nghề truyền thống như mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, đóng sửa tàu thuyền…, các ngành nghề khác như thợ nề, đan thúng, dệt chiếu cũng được hình thành từ rất sớm tại làng Kim Bồng. Qua đó đã làm phong phú, đa dạng thêm cho nét văn hóa nghề truyền thống của địa phương.

Giỗ tổ làng mộc Kim Bồng không chỉ nhằm mục đích tri ân công đức tiền nhân, những người có công khai sinh, lưu giữ làng nghề mà còn là một hoạt động văn hóa du lịch hấp dẫn. Năm nay, ngoài phần lễ cũng diễn ra phần hội với nhiều hoạt động, trò chơi dân gian vui nhộn như đua ghe, nhảy bao bố, đập om, hô hát bài chòi, hội chợ ẩm thực… thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.

Người Kim Bồng cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn gặp nhiều may mắn ca cả năm. Ảnh: HẢI  - LỘC
Người Kim Bồng cầu mưa thuận gió hòa, cả năm làm ăn may mắn. Ảnh: HẢI  - LỘC
Sau khi tế tổ, nghệ nhân ưu tú Huỳnh Ri khai mộc đầu năm. Ảnh: HẢI - LỘC
Sau khi tế tổ, Nghệ nhân nhân dân Huỳnh Ri khai mộc đầu năm. Ảnh: HẢI - LỘC
Các thợ cũng phát mộc đầu năm. Ảnh: HẢI - LỘC
Các thợ cũng phát mộc đầu năm. Ảnh: HẢI - LỘC
Các thợ đóng thuyền trong làng cũng vào nghề mở hàng. Ảnh: HẢI - LỘC
Thợ đóng thuyền mở hàng công việc trong năm mới. Ảnh: HẢI - LỘC
Mỗi năm làng Kim Bồng đón hơn 110 ngàn lượt du khách đến tham quan. Ảnh: HẢI - LỘC
Mỗi năm làng Kim Bồng đón hơn 110 nghìn lượt du khách đến tham quan. Ảnh: HẢI - LỘC
Bình quân thu nhập của người thợ trên 5 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: HẢI - LỘC
Bình quân thu nhập của người thợ hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: HẢI - LỘC
Bài chòi không thể thếu trong ngày giỗ tổ. Ảnh: HẢI - LỘC
Hô hát bài chòi không thể thiếu trong ngày giỗ tổ. Ảnh: HẢI - LỘC
Tranh tài cờ tướng đầu năm. Ảnh: HẢI - LỘC
Tranh tài cờ tướng đầu năm tại lễ giỗ tổ. Ảnh: HẢI - LỘC
Nghề dệt chiếu cũng khai trương ngày giỗ tổ. Ảnh: HẢI - LỘC
Nghề dệt chiếu cũng khai trương đầu năm. Ảnh: HẢI - LỘC
Du khách thích thú nghề đan đát thủ công của làng. Ảnh: HẢI - LỘC
Du khách thích thú nghề đan lát thủ công của làng. Ảnh: HẢI - LỘC
Cùng tham gia trò chơi đập niêu. Ảnh: HẢI - LỘC
Trò chơi đập niêu đất. Ảnh: HẢI - LỘC
Giới thiệu ẩm thực làng quê Kịm Bồng. Ảnh: HẢI - LỘC
Giới thiệu ẩm thực làng quê Kim Bồng. Ảnh: HẢI - LỘC
Món ốc trở thành đặc sản nơi đây. Ảnh: HẢI - LỘC
Món ốc trở thành đặc sản nơi đây. Ảnh: HẢI - LỘC

MINH QUÂN - VĨNH LỘC

MINH QUÂN - VĨNH LỘC