Viếng đền ông Trần - Nhà Lớn Long Sơn

MINH QUÂN 17/10/2017 21:31

(QNO) - Ấp Bà Trao, xã đảo Long Sơn, TP.Vũng Tàu, tỉnh (Bà Rịa Vũng Tàu) từ lâu nổi tiếng với di tích Nhà Lớn, hay còn gọi là đền ông Trần… Nét độc đáo của làng này là những người đàn ông trong làng đều để tóc dài cuộn trên đầu, đi chân trần bởi người khai sơn ra vùng này từng có thói quen như vậy.

Đây cũng nơi thuộc trong top 100 điểm đến hấp dẫn cho du khách nước ngoài đến Việt Nam.

Một góc khu Nhà Lớn Long Sơn. Ảnh: MINH HẢI
Một góc khu Nhà Lớn Long Sơn. Ảnh: MINH HẢI

Từ TP.Vũng Tàu chạy khoảng 20km, đi qua hai chiếc qua cầu Chà Và và Gò Găn đến cạnh nhánh sông Thị Vải thì gặp khu di tích Nhà Lớn - đền ông Trần, lưng tựa vào núi Nứa, mặt quay về hướng đông.

Diện tích toàn bộ khuôn viên rộng khoảng 2ha, riêng phần thờ và các nhà dài rộng trên 2.000 mét vuông. Ngoài khuôn điện thờ, những ngôi nhà dài 50 mét được làm bằng gỗ quý lợp ngói, tất cả mang lối kiến trúc cổ. Tất cả được xây dựng từ khoảng năm 1900 đến 1929.

Cầu Gò Găn, bắt qua nhánh sông Thị Vải, dẫn về  khu Nhà Lớn Long Sơn ở chân núi. Ảnh: MINH HẢI
Cầu Gò Găn, bắt qua nhánh sông Thị Vải, dẫn về khu Nhà Lớn Long Sơn nằm chân núi. Ảnh: MINH HẢI

Cuộc sống của người dân làng này chưa mấy khá giả bởi chủ yếu sống nhờ nghề nuôi trồng thủy sản lồng bè, làm muối và đi biển, tuy vậy, mọi người trong làng đều sống chan hòa, tình cảm.

Cụ ông Nguyễn Văn Rỏ, 70 tuổi người của làng cho biết: “Đến đời chúng tôi là đời thứ 5, tất cả để tóc dài búi trên đầu, và nay đàn ông ở làng đến lúc sắp lên 40 tuổi ai cũng để tóc như vậy. 

Những người lớn để tóc búi, râu dài, đi chân trần tình nguyện phục vụ  Nhà Lớn Long Sơn chia sẽ về đạo đạo Ông Trần. Ảnh: MINH HẢI
Những người lớn để tóc búi, râu dài, đi chân trần tình nguyện phục vụ Nhà Lớn Long Sơn chia sẻ về đạo ông Trần. Ảnh: MINH HẢI

Nhờ kiến trúc độc đáo, nơi đây từ lâu trở thành điểm tham quan dành cho du khách khắp nơi gần xa. Dân làng Long Sơn rất vui và tự hào. Nét độc đáo nữa là dù đón lượng lớn du khách nhưng tuyệt nhiên không có điểm bán vé và không cả thùng quyên góp công đức như thường thấy nhiều điểm du lịch tâm linh và thờ tự khác. Du khách đến đây gặp bữa trưa sẽ được dân Long Sơn mời cơm mà không phải ra quán xá.

Có đến 5 nhà dài bằng gỗ mang kiến trúc nhà Việt xưa tại khu Nhà Lớn này. Ảnh: MINH HẢI
Có đến 5 nhà dài bằng gỗ mang kiến trúc nhà Việt tại khu Nhà Lớn này. Ảnh: MINH HẢI

Được nhiều thế hệ kính thờ, nhưng đền ông Trần nhưng không có sư sãi trù trì. Chỉ có bà Lê Thị Kiềm, 72 tuổi, cháu gọi người sáng lập và xây dựng nhà dài bằng ông cố trông nom. Bà Kiềm tâm sự: “Ở đây, ngày bình thường có khoảng 150 đến 500 người tham quan; những tháng cao điểm, hoặc dịp lễ lạt có khi đến hàng ngàn người. Du khách đến tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa của di tích, cũng có người đến thăm chơi, cầu nguyện những gì họ đặt niềm tin".

Gọi là đền ông Trần nhưng ông tên thật là Lê Văn Mưu, người ở Hà Tiên, vào năm 1900 ông Trần và khoảng 20 người trong cùng gia tộc di cư đến đây, dừng chân ở bến Long Điền thì thấy nơi đây chưa được khai phá nên chọn nơi này để lập nghiệp và truyền đạo. Lúc sinh thời, ông lúc nào cũng làm việc luôn tay, để tóc búi, lưng trần, đi chân đất, chính vì thế người dân quen miệng gọi ông là ông Trần.  Trong gần 20 năm xây dựng (từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành), tất cả tiền bạc, tài nguyên cần thiết để xây dựng nên Nhà Lớn ngày nay đều là của ông Trần và những người tin theo ông tự nguyện gom góp. Mục đích chính của Nhà Lớn Long Sơn là làm thơi thờ cúng của đạo Khổng Tử, và nhà Thánh (thờ Khổng Tử).

Bà Lê Thị Kiềm còn cho biết, từ khi Nhà Lớn Long Sơn được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích cấp quốc gia và là một trong 100 điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, du khách tìm đến ngày một đông. Để phục vụ chu đáo, người làng Long Sơn tự nguyện phân công nhau làm công tác hướng dẫn, có khi phục vụ nấu nướng cho khách ăn uống, nghỉ ngơi… Ít khách thì khoảng 10 người phục vụ, lúc đông khách thì khoảng 20 đến 30 người, mỗi người tự nguyện phục vụ khoảng 3 đến 4 ngày. Tất cả từ khâu thức ăn, gạo, dầu, mắm muối… cho đến tiền tu sửa, phục dựng di tích đều do bà con ở đây tự nguyện đóng góp”.

Cô Lê Thị Kiềm, cháu đời thứ tư đang trông coi khu nhà giới thiệu 3 chiếc bánh lái ghe của ông cố cô để lại từ khi đến đây dựng làng . Ảnh: MINH HẢI
Bà Lê Thị Kiềm - cháu đời thứ tư của người sáng lập - đang trông coi khu nhà, giới thiệu 3 chiếc bánh lái ghe của ông cố để lại từ khi đến đây dựng làng. Ảnh: MINH HẢI
Chiếc ghe này của Ông Trần làm phương tiện đến khai phá, xây làng lập ấp này đã tồn tại gần 200 năm . Ảnh: MINH HẢI

Tương truyền chiếc ghe này của ông Trần làm phương tiện đến khai phá, xây làng lập ấp - đã tồn tại gần 200 năm. Ảnh: MINH HẢI

Du khách đón tiếp và nghĩ ngơi tại khu Nhà Lớn Long Sơn. Ảnh: MINH HẢI

Du khách đến tham quan được đón tiếp và nghỉ ngơi tại khu Nhà Lớn Long Sơn. Ảnh: MINH HẢI

MINH QUÂN

MINH QUÂN