Côn Đảo, quyến rũ và linh thiêng

22/10/2015 08:49

(QNO) - Bốn mươi năm sau ngày giải phóng, chính quyền và nhân dân huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã nỗ lực hết mình để biến nơi từng là “địa ngục trần gian” trở thành “thiên đường hạ giới”.

Bãi Đầm Trầu, một trong những bãi tắm đẹp và hoang sơ nhất Côn Đảo.
Bãi Đầm Trầu, một trong những bãi tắm đẹp và hoang sơ nhất Côn Đảo.

Có tới 14 trong số16 hòn đảo của quần đảo này được quy hoạch thành vườn quốc gia, là môi trường phân bố và sinh sống lý tưởng cho nhiều loài động thực vật quý hiếm như rùa biển, cá heo, bò biển, san hô, cỏ biển...; được Tổ chức công ước RAMSAR công nhận là “vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế” từ năm 2014.

Côn Đảo là nơi có nhiều cây cổ thụ được vinh danh là cây di sản nhất (tính theo tỷ lệ diện tích nơi có quần thể cây di sản hiện hữu), gồm 79 cây bàng, bằng lăng, điệp bèo, thị rừng trên 100 tuổi.
Côn Đảo là nơi có nhiều cây cổ thụ được vinh danh là cây di sản nhất (tính theo tỷ lệ diện tích nơi có quần thể cây di sản hiện hữu), gồm 79 cây bàng, bằng lăng, điệp bèo, thị rừng trên 100 tuổi.

Côn Đảo có nhiều bãi biển đẹp và hoang sơ: bãi An Hải, bãi Đầm Trầu, bãi Lò Vôi, bãi Nhất và cũng là nơi có nhiều di tích văn hóa gắn với các truyền thuyết độc đáo.. Năm 2011, Côn Đảo được Tạp chí du lịch Lonely Planet bình chọn là một trong 10 hòn đảo bí ẩn và quyến rũ nhất hành tinh.

Có lẽ vì vậy, cùng với danh hiệu “thiên đường hạ giới”, Côn Đảo còn được xem là đất thiêng, là “bàn thờ Tổ quốc”...

Miếu An Sơn - nơi thờ bà hoàng Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh và Miếu Cậu - nơi thờ Hoàng tử Cải con bà hoàng Phi Yến là 2 địa chỉ tâm linh gắn với nhiều truyền thuyết, trong đó có truyền thuyết về sự ra đời của câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.
Miếu An Sơn - nơi thờ bà hoàng Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh và Miếu Cậu - nơi thờ Hoàng tử Cải con bà hoàng Phi Yến là 2 địa chỉ tâm linh gắn với nhiều truyền thuyết, trong đó có truyền thuyết về sự ra đời của câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.
Một góc đảo Côn Lôn nhìn từ đỉnh núi Vân Sơn, một trong những đỉnh núi cao ở đây.
Một góc đảo Côn Lôn nhìn từ đỉnh núi Vân Sơn, một trong những đỉnh núi cao ở đây.

Ttheo khảo sát của UBND huyện Côn Đảo, có tới 99% du khách (bình quân Côn Đảo đón 100 nghìn lượt khách/năm) cho biết mục đích của họ khi đến Côn Đảo trước hết là để viếng thăm các di tích lịch sử, sau đó mới là nghỉ ngơi thư giãn. Trong đó, ưu tiên số một là viếng, dâng hương ở nghĩa trang Hàng Keo, Hàng Dương; thăm hệ thống nhà tù đã làm nên “địa ngục trần gian” trong suốt 113 năm thống trị của thực dân Pháp cùng đế quốc Mỹ và tay sai (1862 - 1975).

 Nghĩa trang Hàng Keo - nơi chôn cất hơn 10 nghìn tù nhân bị thực dân Pháp giết hại ở nhà tù Côn Đảo từ đầu thế kỷ XX đến năm 1942 và Nghĩa trang Hàng Dương - nơi chôn cất 1.921 chiến sĩ Cộng sản trung kiên (trong đó, hơn 1.200 ngôi mộ chưa xác định được tên). Số người chết ở đây nhiều hơn hẳn so với dân số hiện tại của huyện Côn Đảo (gần 7.000 người).
 Nghĩa trang Hàng Keo - nơi chôn cất hơn 10 nghìn tù nhân bị thực dân Pháp giết hại ở nhà tù Côn Đảo từ đầu thế kỷ XX đến năm 1942 và Nghĩa trang Hàng Dương - nơi chôn cất 1.921 chiến sĩ Cộng sản trung kiên (trong đó, hơn 1.200 ngôi mộ chưa xác định được tên). Số người chết ở đây nhiều hơn hẳn so với dân số hiện tại của huyện Côn Đảo (gần 7.000 người).
Dâng hương tượng đài Nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ AHLS Võ Thị Sáu - những nghĩa cử hầu như không ai bỏ qua khi đến Hàng Dương.
Dâng hương tượng đài Nghĩa trang Hàng Dương và viếng mộ AHLS Võ Thị Sáu - những nghĩa cử hầu như không ai bỏ qua khi đến Hàng Dương.
Trong chuyến ra Côn Đảo mới đây, các văn nghệ sĩ Quảng Nam không quên tìm kiếm, dâng hương các liệt sĩ quê Quảng Nam nằm ở Hàng Dương. Trong 113 năm tồn tại của nhà tù Côn Đảo, Quảng Nam có 1.447 chiến sĩ bị địch giam cầm, trong đó có 97 người hy sinh tại Côn Đảo.
Trong chuyến ra Côn Đảo mới đây, các văn nghệ sĩ Quảng Nam không quên tìm kiếm, dâng hương các liệt sĩ quê Quảng Nam nằm ở Hàng Dương. Trong 113 năm tồn tại của nhà tù Côn Đảo, Quảng Nam có 1.447 chiến sĩ bị địch giam cầm, trong đó có 97 người hy sinh tại Côn Đảo.
Dâng hương tưởng niệm những người hy sinh tại khám 6 trại giam Phú Hải - nơi từng giam cầm các chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh và đồng chí Nguyễn Duy Trinh. Đây cũng là khám giam có nhiều người bị tra tấn đến chết nhất và được mệnh danh là “phòng chết điển hình”.
Dâng hương tưởng niệm những người hy sinh tại khám 6 trại giam Phú Hải - nơi từng giam cầm các chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh và đồng chí Nguyễn Duy Trinh. Đây cũng là khám giam có nhiều người bị tra tấn đến chết nhất và được mệnh danh là “phòng chết điển hình”.
Một góc “chuồng cọp kiểu Pháp” - một kiểu buồng giam do thực dân Pháp xây dựng, dùng làm nơi giam giữ, tra tấn và hành hạ tù nhân.
Một góc “chuồng cọp kiểu Pháp” - một kiểu buồng giam do thực dân Pháp xây dựng, dùng làm nơi giam giữ, tra tấn và hành hạ tù nhân.
Khu trại giam không chái dùng để hành hạ tù nhân và khu biệt giam với tường cao gắn kẽm gai vẫn còn được bảo tồn, là chứng tích không thể chối cãi về tội ác của thực dân, đế quốc
Khu trại giam không chái dùng để hành hạ tù nhân và khu biệt giam với tường cao gắn kẽm gai vẫn còn được bảo tồn, là chứng tích không thể chối cãi về tội ác của thực dân, đế quốc

PHAN CHÍ ANH