Thăm Lam Kinh – cội nguồn vương triều Hậu Lê

PHƯƠNG GIANG - VŨ CHÁNH 08/07/2015 08:49

(QNO) - Nằm giữa một vùng cây cối xanh tươi rộng chừng 30ha ở xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), di tích lịch sử quốc gia Lam Kinh là một trong những danh thắng nổi tiếng. Đây là quần thể di tích gồm đền, miếu, lăng và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về quê bái yết tổ.

Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) giành thắng lợi, vua Lê Thái Tổ (tức vua Lê Lợi) cho xây dựng ở quê nhà Thanh Hóa một kinh thành gọi là thành Lam Kinh, hay còn gọi là Tây Kinh. Thành dựa vào núi Dầu mặt nam nhìn ra sông Chu, có khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Đây là một công trình kiến trúc khá quy mô, lưu giữ nhiều nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa trong giai đoạn lịch sử này.

Lam Kinh được xem là nơi phát tích của dòng họ Hậu Lê đã có công bình Ngô giữ nước. Vùng đất Thọ Xuân (Thanh Hóa) còn được mệnh danh là đất hai vua gồm vua Lê Hoàn (thời Tiền Lê) và sau đó là Lê Lợi (thời Hậu Lê).
Lam Kinh được xem là nơi phát tích của dòng họ Hậu Lê đã có công bình Ngô giữ nước. Vùng đất Thọ Xuân (Thanh Hóa) còn được mệnh danh là đất hai vua gồm vua Lê Hoàn (thời Tiền Lê) và sau đó là Lê Lợi (thời Hậu Lê). Ảnh: T.C
Cầu Bạch, xưa kia có tên gọi làTiên Loan Kiều bắt qua sông Ngọc, được tỉnh Thanh Hóa xây dựng lại sau thời gian dài khai quật, khảo cổ
Cầu Bạch, xưa kia có tên gọi làTiên Loan Kiều bắt qua sông Ngọc, được tỉnh Thanh Hóa xây dựng lại sau thời gian dài khai quật, khảo cổ. Ảnh: T.C
Cổng Ngọ môn rộng 11m dài 14,1m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Chỉ có vua mới được đi vào cửa giữa.
Cổng Ngọ môn rộng 11m, dài 14,1m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Chỉ có vua mới được đi vào cửa giữa. Ảnh: T.C
Cây đa thị hàng trăm năm tuổi bên cổng Ngọ Môn. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do cây đa và cây thị mọc cùng một chỗ, gốc đa ôm trọn lấy gốc thị như là cùng một gốc. Rất tiếc, sau hàng trăm năm, cây thị nay đã chết, thân vẫn còn nằm trong lòng cây đa.
Cây đa thị hàng trăm năm tuổi bên cổng Ngọ Môn. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do cây đa và cây thị mọc cùng một chỗ, gốc đa ôm trọn lấy gốc thị. Rất tiếc, sau hàng trăm năm, cây thị nay đã chết, thân vẫn còn nằm trong lòng cây đa. Ảnh: T.C
Khu chính điện khá đồ sộ, bố trí theo hình chữ
Khu chính điện khá đồ sộ, bố trí theo hình chữ "Công", hiện đang được phục dựng dựa trên nền móng cũ. Ảnh: T.C
Chính điện được phục dựng khá cầu kỳ dựa theo những nghiên cứu về kiến trúc và điêu khắc thời kì Hậu Lê. Rất nhiều thợ chạm khắc, thợ mộc có tay nghề cao được huy động để phục dựng công trình này.
Chính điện được phục dựng khá cầu kỳ dựa theo những nghiên cứu về kiến trúc và điêu khắc thời kì Hậu Lê. Rất nhiều thợ chạm khắc, thợ mộc có tay nghề cao được huy động để phục dựng công trình này. Ảnh: T.C
Những họa tiết hoa văn được chạm khắc lại theo đúng nguyên bản. Đây là biểu tượng cho sự đồ sộ và phát triển thịnh vượng, có chiều sâu của Lam Kinh cách đây gần 600 năm.
Những họa tiết hoa văn được chạm khắc lại theo đúng nguyên bản. Đây là biểu tượng cho sự đồ sộ và phát triển thịnh vượng, có chiều sâu của Lam Kinh cách đây gần 600 năm. Ảnh: T.C
Lăng vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng, cách quần thể chính điện chừng 50m. Vĩnh Lăng được chọn đặt trên một thế đất rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế hổ phục long chầu.
Lăng vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng, cách quần thể chính điện chừng 50m. Vĩnh Lăng được chọn đặt trên một thế đất rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế hổ phục long chầu. Ảnh: T.C
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh.Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ.
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh.Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ. Ảnh: T.C

 PHƯƠNG GIANG - VŨ CHÁNH

PHƯƠNG GIANG - VŨ CHÁNH