Về Hội An xem múa Thiên Cẩu
(QNO) - Múa thiên cẩu là loại hình múa linh vật lưu truyền tại Hội An từ lâu đời, thường được múa vào dịp Trung thu và Tết Nguyên đán. Thiên cẩu có nghĩa là chó nà trời, là một linh vật mang tính huyền thoại với những đặt điểm khác thường. Với mục đích để từ tà ma, tuy nhiên do biến động của lịch sử, loại hình này một thời đã mai một, nay được phục dựng và phổ biến tại Hội An.
Khi Thiên Cẩu xuất hiện, mọi người reo hò cổ vũ. Ảnh Minh Hải |
Khác với múa lân, múa thiên cẩu có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn, bước chân của người múa phải di chuyển theo những thế tấn của võ thuật. Nhất cử nhất động của người múa từ cái liếc mắt, vểnh tai, lắc đầu, chạy, nhảy, ăn, ngủ phải theo sự điều khiển của nhịp trống.
Về hình thức, đầu thiên cẩu có dáng vẻ hung dữ hơn, bởi có sừng to cong về phía trước, giữa trán có giương trừ tà, mắt hình cá gáy, mày gai, mũi lớn, đuôi dài và nhiều chân, gắn liền với Tết Trung thu và trong một số sinh hoạt tín ngưỡng với mong muốn trừ tà, cầu an bình, may mắn cho cộng đồng.
Là chó nhà trời nên Thiên Cẩu chỉ ăn trái cây. Ảnh Minh Hải |
Khi tiếng trống rộn vang lên rộn ràng, là lúc du khách tập trung xum tụ để xem. Ông Địa nhảy múa nhào lộn cùng du khách người nước ngoài, sự hấp dẫn lạ mắt cùng điệu bộ thao tác liên hoàng ăn ý, hưng phấn hào hùng mang phong thái võ thuật của các võ sỹ Võ Đường Hồng Sơn, tạo nên không khí rộn ràng náo nhiệt đầy ấn tượng đến với du khách, khi kết thúc một hồi múa, rất nhiều du khách, nhất là du khách người nước ngoài cả trẻ lẫn già đứng vây quanh hồi lâu chờ xem cảnh diễn tiếp theo, đây cũng là lần đầu tiên họ được tận mắt chứng kiến một điệu múa lạ thuộc loại hình diễn xướng dân gian truyền thống của đô thị cổ Hội An trong những ngày tết, bởi Thiên Cẩu là sinh hoạt tín ngưỡng với mong muốn mưa thuận gió hòa, trừ tà, cầu an bình, may mắn cho cộng đồng. Vì vậy, múa Thiên Cẩu luôn cuốn hút không chỉ người xem, mà nhà nhà cũng mở cửa mời “chó nhà trời” vào. Lúc này, thiên cẩu mừng rỡ quắc chân, sải bộ tiếp cận mồi nhưng không vồ vập mà lại rất cẩn trọng liếc nhìn, dậm chân thăm dò miếng mồi. Tiếp theo, Thiên cẩu từ từ hạ mình ngậm, nhai thức ăn từ tốn, quắc râu, chùi mép. Bộ dạng Thiên cẩu xưa từ hình thể hình đầu, đuôi dài nhiều màu sắc thể hiện cho phú quý, không bị lai tạp, từ những bước chân đi (chữ đinh) chưng cộ 3 người (leo trụ) đặt biệt là màn Thiên Cẩu ăn quả hấp dẫn người xem. Võ sư Trần A Hồng, người nối nghiệp đời thứ 3 của Võ Đường Hồng Sơn Thiếu Lâm Hồng gia phái, là một trong những người có tâm huyết làm cho điệu múa Thiên cẩu sống lại trong lòng phố Hội. “Việc phục dựng lại điệu múa này không chỉ để gìn giữ bài bản của tổ sư truyền lại, bảo tồn một loại hình nghệ thuật dân gian của phố cổ Hội An, mà còn mang lại cơ hội thưởng thức món ăn tinh thần đặc sắc cho các thế hệ cư dân thương cảng Hội An và khách du lịch trong mỗi dịp lễ tết". Đầu thế kỷ XX, tôn sư Trịnh Cẩm Quân - tên thường gọi là thầy Xú, thuộc môn phái Thiếu Lâm, quê quán Quảng Đông - Trung Quốc - bang Phúc Kiến mở lớp dạy võ, ban đầu chỉ dành cho các Hoa kiều về sau mở rộng cho các võ sinh người Việt. Khi các võ sinh đã tiếp thu tốt những chiêu thức võ thuật ưng ý thì thầy Xú bắt đầu dạy cho các học trò điệu múa Thiên cẩu. Đôi múa Thiên cẩu đầu tiên ra đời với tên gọi Đại Hòa Lạc biểu diễn rất nổi tiếng trong thời kỳ này. Đội thường biểu diễn vào dịp lễ tết, trung thu, khánh thành, khai trương cửa hiệu. Thiên cẩu vào nhà đem lại may mắn, phước lộc, cầu cho mưa thuận gió hòa, được người dân reo hò tán thưởng. Đội hoạt động đến năm 1947 thì tạm dừng, do thầy xú qua đời và chiến tranh. Thiên cẩu cũng là loại hình văn hóa diễn xướng dân gian truyền thống của đô thị cổ Hội An được Ban nghiên cứu di tích phố cổ Hội An bảo tồn và phát triển. Năm 1956, nghiệp đoàn khuân vác Hội An thành lập đội Thiên cẩu, biểu diễn đến năm 1975. Đội gồm một số thành viên ban đầu là những người đã tham gia trước đó trong đội Đại Hòa Lạc của thầy Xú sáng lập như: ông chóa, ông Hứa Ngọc Trân (người Hoa bang Phước Kiến) Võ Sư Trần A Hòa (người Hoa bang Quảng Đông, học trò của tôn sư Trịnh Cẩm Quân) ông hai Tình ở đội Cẩm Phô, ông Năm Nghĩa… là những thành viên chính của đội có nhiều kinh nghiệm biểu diễn lâu năm của đội Thiên cẩu Đại Hòa Lạc, cùng với ông Hứa Tự Long truyền đạt thêm cách múa và cách đánh trống cho lớp kế cận của đội. Ngoài ra còn có các ông Phạm Bồn, ông Ba De, ông Hai Toàn, ông Năm Mai, ông Mười Mốt, ông Phạm Văn Lang (ba Đoan), ông hai Lạc, ông Lại, ông Nuôi... hầu hết các thành viên của đội đều ở làng Cẩm Phô. Đội hoạt động rất mạnh mẽ tham gia biểu diễn các dịp lễ, tết, khai trương, hội hè chính trong năm, và phục vụ ở thị xã Quảng Ngãi vào những năm đầu thập kỷ 60 – thế kỷ XX. Trong giai đoạn này chính quyền Sài Gòn kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động tổ chức đoàn thể và chỉ cho phép thành lập chính thức tại Hội An một đội múa Thiên cẩu của nghiệp đoàn khuân vác và quản lý thường xuyên sự đi lại của đội, đây cũng chính là lý do dẫn đến sự trầm lắng của hoạt động múa Thiên cẩu tại Hội An trong thời kỳ này. Theo dòng lịch sử “tre già măng mọc”, năm 1971 võ sư Trần A Hòa (học trò của tôn sư Trịnh Cẩm Quân) truyền dạy lại cho con trai là Trân A Hồng đồng thời thành lập đội Thiên cẩu kế cận hoạt động sôi nổi chỉ trong phạm vi thôn Xuân Lâm - làng Cẩm Phô vì hoàn cảnh chiến tranh đến năm 1975 thì tạm dừng. Từ khoảng thời gian đó đến những năm 1990, múa Thiên cẩu vắng dần, rồi mất hẳn trong mỗi mùa Trung thu. Múa Thiên cẩu chỉ còn trong ký ức và hoài niệm của cư dân thành phố cổ Hội An. Với những nỗ lực bảo tồn và phát triển, năm 1997, đoàn lân thiên cẩu Hồng Sơn Đường được tái lập do con trai cố võ sư Trần A Hòa là võ sư Trần A Hồng đứng ra tổ chức, đoàn quy tụ những võ sinh của võ đường, hoạt động biểu diễn rất sôi nổi tham gia phục vụ nhiều hoạt động lễ hội của thành phố như Hành trình di sản, rước Long chu, Hoa hậu hoàn vũ, tết Trung thu và tết nguyên đáng hằng năm… Thiên cẩu Hội An từng ra Hà Nội biểu diễn, tại thủ đô đội múa của Võ đường Hồng Sơn Thiếu Lâm Hồng gia phái đã thực sự thuyết phục được người xem. MINH HẢIDu khách cùng nhảy với ông địa. Ảnh Minh Hải Thiên cẩu có màu sắc sặc sỡ. Ảnh Minh Hải Những lễ tết Thiên cẩu xuất hiện để cầu bình an cho mọi nhà. Ảnh Minh Hải Võ sư Trần A Hồng triệu tập võ sinh tổ chức lại đội múa Thiên cẩu năm 1979. Ảnh do võ đường Hồng Sơn cung cấp Đội múa Thiên cẩu ra mắt tại phường Minh An. Ảnh do võ đường Hồng Sơn cung cấp Thiên cẩu có những thế khác với múa lân. Ảnh Minh Hải Một cậu bé người nước ngoài thích thú khi được ông địa cõng trên lưng cùng múa. Ảnh Minh Hải Ghi lại hình ảnh lạ mắt. Ảnh Minh Hải Thiên Cẩu leo trụ ăn bì lì xì của chủ nhà. Ảnh Minh Hải