5 cách giảm lượng đường trong máu của bạn một cách tự nhiên, hiệu quả nhất
(QNO) - Dưới đây là những cách giúp bạn giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên và hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên
Katherine Marengo – chuyên gia dinh dưỡng ở New Orleans tại Trung tâm Chấn thương cấp 1 số 2, việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giữ cân nặng vừa phải mà còn khiến độ nhạy insulin tăng lên. Lúc này, tế bào sẽ dùng lượng đường huyết sẵn có tốt hơn. Ngoài ra, cơ bắp cũng dùng nó để tạo năng lượng và co cơ.
Vài hoạt động tập luyện hiệu quả bạn có thể tham khảo như: Bơi lội, chạy bộ, cử tạ, đi bộ nhanh, đạp xe đạp, khiêu vũ, đi bộ,... Ngoài ra, bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để hiểu rõ cách cơ thể phản ứng lại các hoạt động khác nhau và giữ cho đường huyết ổn định nhé.
Ăn và uống nhiều thực phẩm lên men
Quá trình lên men là quá trình chuyển đổi carbohydrate thành rượu hoặc axit hữu cơ. Thực phẩm lên men bao gồm dưa cải bắp, kim chi và bánh mì bột chua... Ngoài việc hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, nghiên cứu cho thấy thực phẩm lên men có thể làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate, dẫn đến lượng đường trong máu sau bữa ăn thấp hơn.
Hạn chế tiêu thụ carbohydrate (carb)
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị bạn nên kiểm soát lượng carb vào cơ thể bằng cách đếm lượng carb và hiểu rõ nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu về hiệu quả của việc đếm carb ở bệnh tiểu đườn loại 1 cũng cho rằng cách này còn giúp bạn có khẩu phần hợp lý và cải thiện chỉ số đường huyết.
Theo cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên về tính khả thi của chết độ ăn ít carb, kết quả cho thấy điều này vừa có khả năng giảm đường huyết, vừa giúp phòng tránh đường huyết tăng cao đột biến và kiểm soát đường huyết lâu dài.
Kết hợp thêm chất xơ hòa tan trong nước vào bữa ăn
Chất xơ là một loại carbohydrate không bị phân hủy và được hấp thụ từ ruột vào máu. Điều đó có nghĩa là chất xơ trong thực phẩm giàu carbohydrate sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Đặc biệt, chất xơ hòa tan (hòa tan trong nước) làm chậm quá trình tiêu hóa, điều đó có nghĩa là carbohydrate được hấp thụ vẫn đi vào máu của bạn chậm hơn nhiều. Điều này giúp lượng đường trong máu thấp hơn sau bữa ăn.
Tiêu thụ đủ vitamin D
Nếu ăn đủ vitamin D có thể tác động tích cực đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc cải thiện và điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm mức HbA1c (chỉ số cho biết tình trạng glucose trong máu kết hợp với hemoglobin nhiều hay ít) ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như cá hồi, lòng đỏ trứng, đậu phụ và sữa chua...