Tìm hiểu quy trình tố tụng hình sự nhanh chóng, chính xác

P.V 25/11/2023 21:43

(PR) - Ngày nay, tố tụng hình sự đã không còn là khái niệm mới mẻ với nhiều người. Bởi thông qua tố tụng hình sự, các quy phạm pháp luật sẽ được nghiêm chỉnh chấp hành. Từ đó góp phần giữ vững an ninh chính trị cùng trật tự xã hội, phòng và khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

 

Tố tụng hình sự là gì?

Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục và cách thức các cơ quan tiến hành tố tụng. Người tiến hành, người tham gia tố tụng cùng các cơ quan khác của Nhà nước sẽ tiến hành xem xét, đánh giá một hành vi liệu có phải là vi phạm pháp luật được quy định tại Bộ luật hình sự không. Cũng như xem xét kỹ lưỡng người thực hiện hành vi vi phạm đó có phải chịu trách nhiệm theo luật hình sự hay không.

Quy trình tố tụng hình sự tuân theo Bộ luật Tố tụng Hình sự

Để đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi, bạn nên nắm được quy trình tố tụng hình sự cơ bản gồm những giai đoạn nào, nội dung ra sao.

 

Bước 1: Tiếp nhận nguồn tin

Đây chính là bước đầu tiên trong hoạt động tố tụng đồng thời là căn cứ để tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo. Nguồn tin về tội phạm: tố giác về tội phạm, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và lời khai của người phạm tội tự thú, thông tin về tội phạm từ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.

Bước 2: Khởi tố

Tại bước này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định có hành vi phạm tội hay không dựa theo quy định pháp luật. Từ đó có hay không quyết định khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự sẽ được bắt đầu khi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đầy đủ chứng cứ để ra quyết định khởi tố vụ án.

Bước 3: Điều tra

Điều tra chính là bước rất quan trọng, khi đó cơ quan điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Dưới sự kiểm sát chặt chẽ Viện Kiểm sát, sau đó tiến hành các biện pháp thu thập thông tin, chứng cứ nhằm xác định các tình tiết của vụ án, người thực hiện hành vi phạm tội.

Bước này bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố của cơ quan tiến hành tố tụng rồi kết thúc bằng kết luận điều tra, đề nghị Viện Kiểm sát truy tố trước Tòa án hoặc là tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Bước 4: Truy tố

Lúc này, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đồng thời đề nghị truy tố gửi cùng hồ sơ vụ án về Viện Kiểm sát. Sau đó, Viện Kiểm sát sẽ đưa ra quyết định truy tố bị can trước Tòa hay trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Bước 5: Xét xử sơ thẩm

Là giai đoạn Tòa án thực hiện xét xử trên cơ sở kết quả của quá trình điều tra, bản cáo trạng của Viện kiểm sát, tranh tụng tại tòa. Quá trình xét xử đều sẽ thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói, liên tục. Chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh do Viện kiểm sát truy tố và Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Khi kết thúc, hội đồng xét xử cũng sẽ đưa ra bản án hoặc các quyết định theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 6: Xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hay xem xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Người có quyền kháng cáo có thể là: Bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ.

Bước 7: Thi hành bản án đưa ra và quyết định của Tòa án

Cuối cùng là thi hành bản án và quyết định của Tòa án sẽ được thực hiện sau xét xử, khi bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật. Công việc này sẽ do Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc là Chánh án Tòa án khác cùng cấp đưa ra quyết định.

Việc thực hiện giao cho cơ quan thi hành án hình sự để đảm bảo cho bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thi hành chính xác, kịp thời.

Quyết định thi hành án thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm đưa ra có hiệu lực pháp luật. Hoặc kể từ ngày nhận được bản án và các quyết định theo quy định tại Điều 364 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Trên đây chính là toàn bộ chia sẻ về quy trình tố tụng hình sự nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp cho công việc của bạn sau này diễn ra thuận lợi.

P.V