Khoan dẫn cọc trước khi ép cọc để làm gì? 7 lưu ý cần phải nắm rõ

P.V 09/06/2023 13:38

(PR) - Khoan dẫn cọc trước khi ép cọc là phương án thi công nền móng được ứng dụng phổ biến hiện nay nhờ mang đến sự vững chắc, chống sụt lún và không gây ảnh hưởng đến những công trình lân cận. Vậy cụ thể thì khoan dẫn ép cọc có tác dụng như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Vì sao phải khoan dẫn cọc trước khi ép cọc?

Khoan dẫn cọc là biện pháp thi công nền móng, sử dụng bentonite để hạn chế tình trạng lún, sập hố khoan. Sau khi thực hiện công tác này xong thì người ta sẽ tiến hành ép cọc bê tông. Vậy khoan dẫn cọc để làm gì?

Khoan dẫn ép cọc có tác dụng chống sụt lún, đảm bảo chất lượng công trình.
Khoan dẫn ép cọc có tác dụng chống sụt lún, đảm bảo chất lượng công trình.

Đầu tiên, nó tạo điều kiện cho quá trình ép cọc sau này diễn ra thuận lợi và rút ngắn thời gian thi công, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến dân cư xung quanh. Đồng thời, đảm bảo độ chắc chắn và an toàn cho công trình.

Đặc biệt, với những khu vực nền móng phức tạp cần áp dụng cách này để tăng đảm bảo độ sâu cọc đạt yêu cầu của thiết kế. Còn tại địa hình đồi núi, trung du thì việc khoan dẫn ép cọc giúp chống trơn trượt. Hạn chế các trường hợp xuất hiện tình trạng cọc chối giả khi thi công tại khu vực đất cát, đất bùn.

Lưu ý quan trọng khi tiến hành khoan dẫn cọc

1. Trường hợp cần khoan dẫn cọc

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, những trường hợp cần khoan dẫn cọc bao gồm:

●       Chỉ số SPT cao với đất sét N30>8, đất cát N30>15.

●       Địa chất không đồng nhất gặp thấu kính có chỉ số SPT cao.

●       Tại chỗ đông dân cư, nhiều hạng mục liền kề.

●       Khu vực miền núi, trung du, nền móng cứng nhiều tầng đá.

Cần tiến hành khoan dẫn cọc ở khu vực có địa chất phức tạp.
Cần tiến hành khoan dẫn cọc ở khu vực có địa chất phức tạp.

2. Nguyên lý kỹ thuật cần nắm rõ

Một số nguyên lý hoạt động mà bạn cần nắm rõ khi tiến hành khoan dẫn ép cọc để đạt được hiệu quả như mong muốn.

●       Khoan 1 lỗ có đường kính bằng 1/8 - 1/10 cạnh cọc tại tâm cọc trước khi ép.

●       Tính toán độ sâu lỗ khoan sao cho phù hợp địa chất.

●       Dùng dung dịch bentonite để giữ an toàn cho thành hố khoan.

●       Tính sức chịu tải của cọc để chỉnh số lượng và chiều dài cọc.

●       Chú ý đến độ sâu cọc dựa vào độ chặt của lớp xen kẹp, đường kính khoan, dung dịch sử dụng.

●       Khoan dẫn cọc xong thì mới bắt đầu tiến hành ép cọc bê tông.

3. Các phương pháp khoan dẫn ép cọc phổ biến

Hiện có 3 phương pháp khoan dẫn ép cọc phổ biến. Tùy vào từng điều kiện địa hình và công trình cụ thể mà bạn sẽ chọn cách tối ưu.

●       Khoan ruột gà không dùng Bentonite: Thời gian thi công nhanh chóng, chi phí phải chăng, thường tiến hành ở khu vực đông dân cư.

●       Khoan ruột gà sử dụng Bentonite: Áp dụng cho công trình quy mô lớn, giá thành khá cao nhưng hiệu quả tốt, độ bền cao.

●       Khoan phá kết cấu đất: Tiết kiệm thời gian, giá rẻ nhưng dễ làm đất sạt lở, ảnh hưởng đến dự án nếu không tính toán kỹ.

Tùy từng công trình mà sẽ chọn biện pháp khoan dẫn cọc phù hợp.
Tùy từng công trình mà sẽ chọn biện pháp khoan dẫn cọc phù hợp.

4. Quy trình thực hiện đúng kỹ thuật

Quy trình khoan dẫn ép cọc cần thực hiện đúng kỹ thuật mới đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Về cơ bản sẽ gồm những bước sau:

●       Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ các chướng ngại vật nếu có.

●       Bước 2: Định vị tim cọc theo bản thiết kế, đánh dấu vị trí tim cọc.

●       Bước 3: Tập kết vật tư, máy móc thiết bị hợp lý, gọn gàng tại nơi khô thoáng.

●       Bước 4: Đặt hố đựng dung dịch ở chỗ thuận tiện cho việc bơm và thu hồi.

●       Bước 5: Lập sơ đồ vị trí khoan, khoan lần lượt từng móng cọc.

●       Bước 6: Gom gọn bùn đất trong lúc thi công, bentonite được dẫn về hố.

●       Bước 7: Tiến hành khoan kết hợp với bơm dung dịch bentonite vào lỗ khoan.

5. Sự cố thường gặp khi đóng cọc

Trong quá trình khoan dẫn ép cọc có thể xảy ra sự cố như không hạ được ống vách, sạt lở thành hố khoan. Nếu gặp tình huống trên thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.

●       Không hạ được ống vách: Do gặp phải đá, gỗ, kim loại,... làm ống không đi xuống được. Trường hợp này thì hãy dừng việc thi công lại để đào lấy chướng ngại vật ra.

●       Sạt lở thành hố khoan: Nguyên nhân bởi áp lực bentonite không đủ, ống vách quá ngắn, dung dịch thiếu hụt,... Cách khắc phục là làm tốt khâu chuẩn bị, theo dõi các tầng địa chất thường xuyên, tốc độ khoan hợp lý.

Khi gặp sự cố trong thi công cần tìm đúng nguyên nhân để xử lý hiệu quả.
Khi gặp sự cố trong thi công cần tìm đúng nguyên nhân để xử lý hiệu quả.

6. Chi phí dịch vụ khoan dẫn cọc

Mỗi đơn vị sẽ đưa ra một bảng giá khác nhau. Dao động trong khoảng 45.000đ - 50.000đ/m với dịch vụ khoan dẫn cọc D200 - D300, khối lượng sau khoan lớn hơn 200m. Còn giá trọn gói khoan dẫn cọc D200 - D300, khối lượng sau khoan nhỏ hơn 200m tầm 9 - 10 triệu đồng.

7. Chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp

Các bước khoan dẫn ép cọc không hề đơn giản nên yêu cầu đơn vị thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn. Công ty cổ phần nền móng Thăng Long với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sẽ là điểm đến tin cậy mà bạn nên lựa chọn. Cam kết chi phí cạnh tranh, quy trình làm việc đúng kỹ thuật, chất lượng công trình đảm bảo, đúng tiến độ đề ra.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ khoan dẫn cọc trước khi ép cọc, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG

Văn phòng: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0974111186

Email: xulynenmongthanglong@gmail.com

Website: https://xaydungthanglong.com/

P.V