Máy CNC là gì? - Mọi điều bạn cần biết về máy CNC
(PR) - Máy CNC đã trở thành công cụ quan trọng không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ chế tạo máy móc đến công nghiệp hàng không, từ sản xuất ô tô đến ngành y tế... Những chiếc máy CNC đa năng này không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất mà còn đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của các sản phẩm. Để tìm hiểu kỹ hơn về máy CNC, mời bạn theo dõi bài viết sau đây, ATC Machinery sẽ cung cấp các thông tin chi tiết.
Máy CNC là gì?
CNC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Computer Numerical Control”, nghĩa là điều khiển bằng máy tính. Thuật ngữ này được sử dụng trong hệ thống máy công cụ cơ khí được điều khiển hoàn toàn tự động. CNC giúp tối ưu hóa công việc giúp giảm thiểu chi phí cũng như nhân công.
Máy CNC chính là công nghệ điều khiển các công cụ máy móc gia công bởi hệ thống điều khiển tự động. Theo đó, máy có thể di chuyển theo các hướng thẳng hay cong bằng máy tính công nghiệp hoặc điều khiển chuyên dụng. Máy CNC có thể làm việc trong không gian ba chiều, đồng thời dễ dàng thực hiện bởi các phần mềm được thiết kế chuyên dụng.
Máy CNC được ứng dụng rộng rãi trong ngành gia công cơ khí. Nó có thể cắt CNC bản mã, cắt CNC hoa văn, khắc CNC, CNC đá, CNC gỗ,... với những hình dạng phức tạp mà máy gia công truyền thống không thể đáp ứng được.
Phân loại máy CNC
Máy CNC được phân loại như sau:
- Phân loại máy CNC theo dạng máy công cụ gồm:
● Máy phay CNC
● Máy tiện CNC.
● Máy khoan CNC.
● Máy đột dập CNC.
● Máy mài CNC.
● Máy xung điện EDM.
● Máy cắt dây CNC.
● Máy bào rãnh V.
- Phân loại loại máy CNC theo phương pháp cắt gọt gồm:
● Máy CNC Router
● Máy cắt Plasma CNC
● Máy cắt (khắc) laser
Cấu tạo máy CNC
Cấu tạo máy CNC gồm một động cơ servo và cơ cấu truyền động.
Các lệnh điều khiển làm cho động cơ servo quay rồi vòng quay của động cơ servo truyền đến vít me qua khớp nối. Khi vít me quay thì đai ốc chuyển động thẳng, sau đó bàn máy với phôi di chuyển theo.
Cụm trục chính gồm động cơ trục chính và đầu cắt. Vòng quay của động cơ trục chính được truyền đến đầu cắt thông qua bộ truyền đai để đổi tốc độ và momen xoắn của đầu cắt.
- Động cơ Servo gồm:
● Động cơ DC servo.
● Động cơ AC servo đồng bộ.
● Động cơ AC servo không đồng bộ.
● Encoder.
- Cơ cấu truyền động gồm:
● Cơ cấu truyền động gồm các hệ dẫn hướng cho các trục như: vít me, thanh ray trượt tuyến tính.
● Khớp nối mềm để kết nối các động cơ servo và cơ cấu trục với nhau tạo thành chuyển động.
- Hệ điều khiển máy CNC gồm:
● Điều khiển bán kín.
● Điều khiển kín.
● Vòng điều khiển lai.
● Vòng điều khiển hở.
Nguyên lý hoạt động máy CNC
Máy CNC hoạt động dưới sự điều khiển của một máy tính với tín hiệu kỹ thuật số để máy hiểu phải làm gì. Tiếp đến máy tính chuyển tín hiệu kỹ thuật số thành chuyển động của đầu dao di chuyển dọc theo phôi với tốc độ và hướng cụ thể.
Máy CNC là máy sử dụng thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính và các hướng dẫn được lập trình để sản xuất các bộ phận ba chiều từ một mô hình kỹ thuật số 2D duy nhất.
Máy hoạt động bằng cách sử dụng hệ tọa độ XYZ đã được lập trình trong máy bằng phần mềm vẽ cắt CNC như AutoCAD hoặc SolidWorks. Sau đó, các tọa độ XYZ được chuyển thành các chuyển động cụ thể trên bộ phận có thể được dùng trong thành phẩm.
Ưu nhược điểm của máy CNC
Tương tự các loại máy móc thiết bị khác, máy CNC cũng tồn tại những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể là:
Ưu điểm của máy CNC
● Máy CNC dễ dàng tạo ra những hình dạng phức tạp mà không cần đến sự can thiệp của con người. Trong khi đó, máy gia công truyền thống khó thể nào hoàn thành được công việc này.
● Máy có tốc độ cắt cao và chính xác nên thời gian cắt giảm đến 90%.
● Máy CNC có thể sản xuất các bộ phận bằng nhiều vật liệu khác nhau như kim loại, gỗ, nhựa và cao su.
● Máy CNC có thể thực hiện một loạt chuyển động cùng lúc. Nó có thể tự động điều chỉnh sai sót dao cụ hay tự động kiểm tra kích thước chi tiết cũng như hiệu chỉnh sai lệch vị trí tương đối giữa dao với chi tiết.
● Máy có khả năng gia công các chi tiết nhỏ rất chính xác và hiệu quả. Máy không cần thay đổi vị trí gá đặt của chi tiết mà vẫn có thể thực hiện được lượng lớn các nguyên công khác nhau.
Nhược điểm của máy CNC
Mặc dù sở hữu những ưu điểm vượt trội kể trên nhưng máy CNC vẫn có một số nhược điểm đáng nhắc đến là:
● Máy CNC có thể sản xuất các bộ phận chính xác nhưng chúng đòi hỏi nhiều thời gian và cần người vận hành có chuyên môn.
● Chi phí mua và sửa chữa máy CNC cũng khá đắt đỏ nên chúng chỉ thích hợp với các ngành công nghiệp hoạt động trên quy mô lớn.
● Ngoài ra thì quy trình vận hành máy CNC phức tạp hơn so với máy truyền thống và khó khăn trong việc thay đổi người đứng máy.
Một số máy CNC thông dụng trên thị trường
Ở phần phân loại máy CNC, có thể thấy máy CNC được phân thành rất nhiều loại đảm nhiệm nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có các loại máy CNC sau đây là thông dụng nhất được sử dụng phổ biến trên thị trường:
● Máy phay CNC.
● Máy tiện CNC.
● Máy mài CNC.
● Máy khoan CNC.
Đa số các nhà máy hay xưởng gia công cơ khí đều xuất hiện 4 loại máy CNC kể trên. Mỗi loại sở hữu tính năng khác nhau hỗ trợ con người tạo ra các chi tiết, bộ phận phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp.
>> Tham khảo một số máy CNC thông dụng tại đây: https://atcmachinery.com/may-cnc/
Ứng dụng của máy CNC vào ngành công nghiệp
Máy CNC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành cơ khí. Loại máy công cụ này được dùng để gia công nhiều sản phẩm khác từ gỗ, đá cho đến kim loại. Cụ thể là:
● Trong ngành sản xuất gỗ, máy CNC được dùng gia công các hoa văn hay chạm khắc các chi tiết rất nhanh chóng và hiệu quả.
● Trong ngành sản xuất đồ gia dụng, lắp ráp các loại xe; máy CNC được dùng gia công các khuôn đúc cho ra thiết kế tinh xảo.
● Trong ngành gia công kết cấu thép, máy CNC được dùng để cắt các bản mã kim loại phức tạp với độ chính xác cao. Mỏ cắt của CNC dùng là cắt gas oxy, cắt plasma, cắt laser.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ phần nào về máy CNC là gì cùng với những tiềm năng của nó đem đến ngành công nghiệp trong tương lai. ATC Machinery hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có những chiến lược đầu tư cho ngành công nghiệp thông minh trong thời gian sắp tới.
THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY TNHH MÁY CÔNG CỤ ATC:
– Địa chỉ:
● TP. HCM: 55/4E Tiền Lân 1, Bà Điểm, Hóc Môn.
● Bình Dương: Số 11, Đường D6, KDC Đông An, kp Đồng An, P. Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An.
● Hà Nội: Thôn Đìa, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh.
– Hotline:
● Tư vấn bán hàng: 0902 419 483
● Hỗ trợ kỹ thuật: 0911 122 122
– Website: https://atcmachinery.com
– Fanpage: https://www.facebook.com/atcmachinery/