5 mẹo nhỏ về cách trả lời phỏng vấn xin việc hay nhất
(PR) - Cách trả lời phỏng vấn xin việc hấp dẫn, thuyết phục là điều cơ bản giúp bạn nhanh chóng ghi điểm và “hạ gục” nhà tuyển dụng. Để làm được điều đó, hãy áp dụng một số mẹo nhỏ sau.
Tìm hiểu trước về câu hỏi thường gặp
Mỗi một vị trí tuyển dụng, một lĩnh vực thậm chí mỗi ứng viên khác nhau sẽ có những câu hỏi phỏng vấn riêng biệt. Tuy nhiên, không quá khó để bạn có được nhóm câu hỏi thường gặp cho vị trí, lĩnh vực của mình. Bạn có thể tìm kiếm trên các trang xin việc uy tín, từ đồng nghiệp, bạn bè đã trải qua vị trí phỏng vấn tương ứng.
Điều quan trọng, khi đã có bộ câu hỏi, bạn cần tự mình tìm câu trả lời. Câu trả lời cần đảm bảo có chủ đích, thể hiện được đặc trưng riêng về năng lực, giá trị con người bạn. Tiếp đó, hãy tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm để hoàn thiện nội dung trả lời.
Đừng quên, để có câu trả lời, ngoài hiểu bản thân thì bạn cần tìm hiểu về nhu cầu nhà tuyển dụng. Bạn cần nắm được thông tin công ty, về vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, về vị trí ứng tuyển. Chỉ khi hiểu rõ và sâu sắc nội dung này, bạn mới đưa ra được câu trả lời chất lượng.
Luyện tập trước khi đến buổi phỏng vấn
Bất kể sự thành công nào đều cần sự chuẩn bị chu đáo, có được cách cách trả lời phỏng vấn xin việc hay cũng vậy. Bước vào buổi phỏng vấn chính thức, dù đã có sẵn nội dung câu trả lời nhưng đối diện với nhà tuyển dụng, bạn rất khó có câu trả lời trọn vẹn. Bởi bạn sẽ bị chi phối bởi tâm lý, bối cảnh xung quanh.
Do đó, bạn cần tập dượt bằng cách tạo ra những buổi phỏng vấn “nháp”. Bạn có thể nhờ đồng nghiệp, người thân thậm chí một mình đóng hai vai, vừa đặt câu hỏi vừa đưa ra câu trả lời. Ngoài nội dung trả lời, bạn cần chú ý tới các biểu cảm khác, từ giọng nói, ánh mắt, cử chỉ, cảm xúc…
Nhờ luyện tập, bạn sẽ có tự tin nhất định khi bước vào buổi phỏng vấn, đưa ra câu trả lời trọn vẹn khiến nhà tuyển dụng bị thuyết phục.
Chuẩn bị câu chuyện, dẫn chứng cụ thể
Nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ nếu bạn chỉ “nói suông” về thành tích trong quá khứ. Do đó, sẽ dễ thuyết phục họ hơn nếu bạn đưa ra dẫn chứng, câu chuyện cụ thể. Chưa kể, thông qua câu chuyện giúp nội dung câu trả lời của bạn tự nhiên và lôi cuốn hơn.
Do đó, hãy chuẩn bị cho mình câu chuyện khi nói về quá trình nỗ lực để đạt thành tựu; về cách bạn không ngừng học tập để phát triển bản thân; cách bạn xây dựng mối quan hệ trong công ty cũng như với khách hàng…
Chuẩn bị sẵn điều này, bạn sẽ thuận lợi hơn khi thuyết phục nhà tuyển dụng và không lúng túng khi gặp những câu hỏi đào sâu. Tất nhiên, đó phải là câu chuyện dựa trên sự thật, được kể với sự chân tình và tâm huyết của bạn.
Nhấn mạnh sự trưởng thành
Nhà tuyển dụng không yêu cầu một ứng viên hoàn hảo. Họ cũng không tin một ứng viên chưa bao giờ thất bại. Thêm nữa, họ đánh giá cao ứng viên có tinh thần cầu tiến và trưởng thành sau sai lầm.
Vậy nên, trong câu trả lời, bạn không nên chỉ nói về thành tích. Bạn cũng không cần tìm mọi cách che giấu sai lầm hay tìm cách đổ lỗi cho người khác để chứng minh là nhân sự hoàn hảo.
Bạn có thể chia sẻ về khó khăn, thất bại đã trải qua. Quan trọng, qua câu trả lời hãy cho thấy sự trưởng thành của bản thân khi đã đúc rút được kinh nghiệm, bài học quý. Đồng thời thể hiện bạn đã sẵn sàng cho công việc mới với quyết tâm cao nhất.
Đừng cung cấp quá nhiều thông tin
Bất kể nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết “tất tần tật” về ứng viên trong quá khứ. Họ sẽ lấy đó làm căn cứ để đánh giá bạn của hiện tại. Trong khi đó, bạn sẽ không thể đảm bảo quá khứ toàn là những thông tin có lợi cho bản thân. Sẽ có thông tin, sự việc là trở ngại cho bạn và nhà tuyển dụng sử dụng nó như điều kiện để đàm phán với bạn.
Bởi vậy, trong câu trả lời, bạn cần tiết chế, không nên cung cấp quá nhiều thông tin thậm chí không nên tiết lộ. Đồng thời bạn nên chuẩn bị trước câu trả lời cho những thông tin bất lợi, cả lý do từ chối chia sẻ thông tin nào đó. Ví dụ bạn không nên tiết lộ lý do nghỉ việc, mức lương, quyền lợi cụ thể ở công ty cũ...
Bằng cách trả lời phỏng vấn xin việc thuyết phục, có chủ đích, bạn có cơ hội rất lớn để chiến thắng trong một buổi phỏng vấn. Do đó, trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn chính thức, đừng quên áp dụng mẹo nhỏ trên để có câu trả lời phỏng vấn tốt nhất nhé.