Cuộc cách mạnh công nghiệp xanh của châu Âu
(QNO) - Ngày 16/3 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch để trở thành nhà sản xuất công nghệ sạch hàng đầu thế giới và cắt giảm lượng khí thải CO2.
Đạo luật công nghiệp không phát thải ròng
EC đề xuất, vào năm 2030, năng lực sản xuất của EU đủ để đáp ứng 40% nhu cầu về thiết bị cho sản xuất năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió, pin, máy bơm nhiệt, máy điện phân, pin nhiên liệu, khí sinh học hoặc thu hồi khí CO2 bằng cách đơn giản hóa quy trình cấp phép cho các dự án xanh và thúc đẩy đầu tư.
Ví như, đạo luật đề xuất hợp lý hóa việc cấp giấy phép cho các dự án xanh như công viên năng lượng mặt trời và pin nhiên liệu, giới hạn trong 18 tháng - một quá trình hiện có thể mất nhiều năm. EU sẽ chỉ định một cơ quan để điều phối việc cấp giấy phép và ưu tiên cho các dự án không phát thải.
Mục tiêu của đạo luật sẽ giúp EU đạt 50 triệu tấn công suất lưu trữ CO2 hằng năm vào năm 2030 và đưa ra các yêu cầu đối với các nhà sản xuất dầu khí của EU để đóng góp cho mục tiêu này.
Đạo luật nguyên liệu quan trọng
Nhu cầu toàn cầu về lithium - được sử dụng trong pin - dự kiến sẽ tăng tới 89 lần vào năm 2050 trong khi nhu cầu của EU đối với các nguyên tố đất hiếm để làm nam châm vĩnh cửu trong tua bin gió, tấm pin mặt trời, chip, pin hoặc phương tiện giao thông được cho là tăng gấp 6-7 lần.
EU có kế hoạch khai thác 10% lượng khoáng sản khu vực yêu cầu, tăng khả năng tái chế đối với các nguyên liệu đó lên 15%, không phụ thuộc quá quá 65% nhu cầu đối bất kỳ nguyên liệu thô quan trọng từ một nước thứ ba.
Các thành viên EU có nghĩa vụ chia sẻ thông tin về các chương trình thăm dò, dự án mới, tái chế và dự trữ CO2 chiến lược.
Ngoài ra, EC xác định các lĩnh vực chính để duy trì khả năng cạnh tranh lâu dài của EU, nhấn mạnh nhu cầu nâng cấp thị trường chung EU 30 năm tuổi, đặc biệt là trong các dịch vụ mà hội nhập chậm hơn so với hàng hóa, đẩy mạnh tính cạnh tranh nền công nghiệp của EU.
Đạo luật công nghiệp phát không phát thải ròng và đạo luật nguyên liệu quan trọng trên được xem như một phần của kế hoạch công nghiệp thỏa thuận xanh EU. Hai đạo luật được thiết kế để đảm bảo khối EU không chỉ đi đầu thế giới trong nỗ lực cắt giảm khí thải CO2 mà còn đi trước về công nghệ xanh.
Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis nói: "Điểm mấu chốt là chúng tôi muốn trở thành những người dẫn đầu trong các ngành công nghiệp xanh của tương lai".
Theo kế hoạch, EU sẽ cắt giảm 62% lượng khí thải so với mức của năm 2005 vào năm 2030. Các khoản đầu tư vào máy điện phân và năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng sạch có thể tiêu tốn tới 471 tỷ euro trong khi quá trình chuyển đổi xanh trên toàn cầu sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2030 từ 1.000 tỷ USD vào năm ngoái.