Bí quyết đẩy lùi bệnh tiểu đường hiệu quả

V. THU (Theo doanhnghiepvn.vn) 25/05/2022 13:15

(QNO) - Điều chỉnh lại cơ thể là bí quyết giúp bạn đẩy lùi bệnh tiểu đường hiệu quả.

Điều chỉnh cân nặng sẽ hạn chế bệnh tiểu đường.
Điều chỉnh cân nặng sẽ hạn chế bệnh tiểu đường.

Loại bỏ những cân thừa

Cân nặng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa và phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Chất béo dư thừa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất và sử dụng insulin, vì vậy giảm cân rất quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu cho thấy một người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cần giảm trung bình 15 kg để đạt được sự thuyên giảm.

Cũng có một số bằng chứng cho thấy việc giảm chỉ 5% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện lượng đường trong máu.

Xây dựng cơ bắp

Tập luyện sức mạnh đặc biệt hiệu quả trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh tiểu đường vì nó phục hồi cơ bắp một cách tự nhiên.

Khi xây dựng cơ bắp, cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn, dẫn đến kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Ngoài ra, glucose có thể được lưu trữ trong cơ dưới dạng glycogen, nên có nhiều cơ bắp hơn sẽ lưu trữ nhiều glucose, giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Có thể bắt đầu xây dựng cơ bắp bằng cách thực hiện một số bài tập thể hình mà không cần thiết bị. Sau đó, tiến đến tập với máy tập, nâng tạ và tập với bóng, theo Natural News.

Ăn đúng thực phẩm

Để kiểm soát lượng đường trong máu, điều quan trọng là bạn phải ăn đúng thực phẩm. Người mắc bệnh tiểu đường nên tập trung vào chế độ ăn kiêng dựa trên protein và thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu. Những thực phẩm này sẽ giữ mức đường trong máu của bạn trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó người mắc bệnh tiểu đường không nên uống đồ uống có chứa caffein, nước uống có gas, vì những loại đồ uống này có thể gây ra sự biến động lớn lượng đường trong máu.

Quan tâm sức khỏe răng miệng

Một sai lầm khác có thể dẫn đến mức đường cao là không quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe nướu có liên quan đến mức đường trong máu.

Tích lũy mảng bám trong nướu có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch và tăng mức đường trong máu. Nếu không được điều trị, mảng bám có thể cứng lại và gây sâu răng. Hiện tại vẫn chưa rõ liệu bệnh tiểu đường gây ra sức khỏe răng miệng kém, hay sức khỏe răng miệng kém gây ra mức đường cao. Vì vậy nếu bị tiểu đường thì nên cẩn thận về sức khỏe răng miệng.

Ngủ đúng cách

Theo Tổ chức Giấc ngủ quốc gia (NSF), thiếu ngủ và ngủ không đúng cách có thể dẫn đến việc tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngủ ít có thể kích hoạt giải phóng cortisol trong cơ thể, điều này làm cho các tế bào cơ thể kháng insulin. Cùng với cortisol, các hormone khác như hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và testosterone cũng được giải phóng do chế độ ngủ không phù hợp, có thể dẫn đến mức đường huyết cao hơn.

V. THU (Theo doanhnghiepvn.vn)