(QNO) - Tối 27.3, nhiều thành phố trên thế giới đồng loạt tắt đèn hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021 với chủ đề “Lên tiếng vì thiên nhiên”, tập trung vào “Tiết kiệm năng lượng - Giảm phát thải khí nhà kính” và “Không còn rác nhựa trong môi trường tự nhiên”.
Do đại dịch Covid-19 toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam hưởng ứng chiến dịch tập trung vào các hoạt động trực tuyến và mạng xã hội. Trong ảnh: Vịnh Marina - một điểm đến nổi tiếng của Singapore trước và sau khi tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất. Ảnh: AFPBắt đầu sự kiện vào lúc 20 giờ 30, bầu trời của các đô thị châu Á từ Singapore đến Hồng Kông chìm trong bóng đêm và Nhà hát Opera Sydney (Australia) cũng vậy. Ảnh: AFPGiờ Trái đất - sự kiện hằng năm kêu gọi thế giới chung tay hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Năm nay các nhà tổ chức muốn nhấn mạnh mối liên hệ giữa sự tàn phá thế giới tự nhiên và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, chẳng hạn như Covid-19. Ảnh: AFPThành phố Băng Cốc của Thái Lan trước và sau khi tắt đèn. Ảnh: ReutersCác chuyên gia cảnh báo, hoạt động của con người như phá rừng trên diện rộng, phá hủy môi trường sống của động vật và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Nếu thế giới không hành động sẽ khiến cuộc sống của chính chúng ta bị đe dọa bởi nhiều thảm họa, từ bệnh tật đến thiên tai. Ảnh: AFP“Đây là lúc đoàn kết mọi người, lên tiếng vì thiên nhiên” - Tổng Giám đốc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Marco Lambertini chia sẻ. Ảnh: www.news.cnRa đời tại Sydney vào năm 2007, sáng kiến Giờ Trái đất phát triển thành một trong những chiến dịch cấp cơ sở lớn nhất thế giới về môi trường, truyền cảm hứng cho các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và tổ chức ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện các hành động hữu hình về môi trường. Ảnh: AFPGiờ Trái đất tạo ra một sự thay đổi văn hóa để bảo tồn thiên nhiên, không chỉ là một vấn đề sinh thái mà thực sự còn là một vấn đề kinh tế, phát triển và sức khỏe con người. Ảnh: ReutersWWF kêu gọi nhân loại hành động khẩn cấp để lật ngược tình thế và đảm bảo một thế giới tích cực với thiên nhiên vào năm 2030. Ảnh: ReuterCác lựa chọn cá nhân trong cuộc sống hằng ngày như tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng nhựa, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ và xe đạp, không lãng phí thực phẩm... sẽ giúp giảm tác động của con người đến môi trường. Ảnh: www.news.cnCác nhà môi trường khẳng định, 8 tỷ người trên thế giới và nhiều người trong chúng ta đang có dấu ấn rất lớn trên hành tinh. Mỗi hành động chúng ta có thể thực hiện riêng lẻ, nhân lên với hàng triệu, hàng tỷ người thực sự có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Ảnh: Reuters