Những dấu hiệu lạc quan
(QNO) - Bên cạnh những mảng tối, bức tranh thế giới được tô sáng với những tín hiệu lạc quan.
Ảnh: Getty Images |
1.Tuổi thọ tiếp tục tăng
Từ thế kỷ 19, tuổi thọ trung bình của con người gần như tăng lên liên tục nhờ vào các cải tiến trong y tế công cộng, chế độ ăn uống, môi trường và các lĩnh vực khác.
Tuổi thọ trung bình dân số toàn cầu đang tiếp tục tăng: Từ 31 tuổi năm 1990, lên 48 tuổi năm 1950 và 71,4 tuổi, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2016.
2.Tỷ lệ tử vong ở trẻ em tiếp tục giảm
Ảnh: children.adventist |
Hơn một thế kỷ trước, tỷ lệ tử vong ở trẻ em vẫn vượt quá 10% - ngay cả ở các quốc gia có thu nhập cao như Mỹ và Anh. Nhưng nhờ có y học hiện đại và an toàn công cộng tốt hơn, con số này giảm xuống gần như bằng không ở các nước giàu.
Theo Liên hiệp quốc, dù còn những thách thức, số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi giảm đáng kể từ 12,6 triệu năm 1990 xuống còn 5,4 triệu vào năm 2017. Số ca tử vong ở trẻ từ 5 đến 14 tuổi giảm từ 1,7 triệu xuống dưới một triệu trong cùng thời kỳ.
3.Tỷ lệ sinh đang giảm
Ảnh: Getty Images |
Tuy dân số toàn cầu tăng, thực tế tỷ lệ sinh đã giảm giảm một nửa từ năm 1950. Nhiều quốc gia đang phát triển như Brazil, Trung Quốc và một số quốc gia châu Phi đã chuyển sang chế độ sinh thấp. Một trong những nguyên nhân chính do phụ nữ được đào tạo tốt hơn và tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động nên khả năng sinh sản giảm xuống rất nhiều.
4. Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu đã giảm
Ảnh: venturesonsite |
Trong khi bất bình đẳng trong các quốc gia đã tăng lên do kết quả của toàn cầu hóa, bất bình đẳng toàn cầu đã có xu hướng giảm ổn định trong vài thập kỷ. Đây chủ yếu là kết quả của các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, nơi hàng trăm triệu người đã thấy mức sống của họ được cải thiện. Lần đầu tiên kể từ cách mạng công nghiệp, khoảng một nửa dân số toàn cầu có thể được coi là tầng lớp trung lưu toàn cầu.
5. Số người nghèo cùng cực giảm
Ảnh: thriftthq |
Dù gần một nửa dân số thế giới vẫn đang chật vật để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, báo cáo “Chung tay giải bài toán đói nghèo” được Ngân hàng thế giới (WB) công bố vào cuối năm 2018 cho thấy, tiến bộ kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc dù số người nghèo cùng cực giảm đi.
Trong năm 2015, số người nghèo cùng cực với mức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày trên thế giới giảm xuống 736 triệu người - chiếm khoảng 10% dân số toàn cầu.
6. Nhiều nơi chung tay chống rác thải nhựa
Ảnh: japantimes |
Rác thải nhựa- vấn đề báo động toàn cầu. Cuộc chiến này này diễn ra không hề đơn lẻ khi nhiều nơi, nhiều thành phố, các nước đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để giảm tối thiểu lượng rác thải nhựa.
Chính phủ Thái Lan công bố chiến lược mới với mục tiêu giảm 60% ô nhiễm rác thải nhựa vào năm 2021. Thụy Điển, quốc gia có tỷ tái chế rác thải đạt gần 100%. Singapore biến rác thải nhựa thành vật liệu chống cháy, chống ô nhiễm. Các nhà khoa học thuộc miền trung nước Nga nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ tái chế nhựa cho phép biến rác nhựa thành nguyên liệu đầu vào để thu hồi xăng, dầu và than bán cốc…
NAM VIỆT