(QNO) - Singapore là quốc gia thành công trong quản lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Mỗi năm, Singapore chỉ còn lại khoảng 2% lượng rác thải, 38% được đốt để tạo ra điện, số còn lại đều được đem đi tái chế.
|
Công nhân phân loại rác thải tại nhà máy tái chế Impetus Conceptus ở miền Bắc Singapore. Mỗi tháng Impetus Conceptus tái chế 600 đến 700 tấn chất thải nhựa. Ảnh: todayonline.com |
|
Do điều kiện địa lý và chi phí đắt đỏ, V1 Recycle và Impetus Conceptus là hai trong số các công ty tại Singapore chuyển rác thải nhựa có thể tái chế được đến các cơ sở sản xuất tại bang Johor của Malaysia để hoàn thiện sản phẩm. Ảnh: todayonline.com |
|
Công nhân phân rác thải nhựa theo loại, kích cỡ và màu sắc. Giám đốc quản lý V1 Recycle - ông Richard Limmcho biết phân loại là một trong những khâu tốn kém nhất của quá trình tái chế, đòi hỏi máy móc hiện đại và lao động tay nghề cao. Ảnh: todayonline.com |
|
Công nhân thu gom nhựa được nghiền nát từ máy tại cơ sở của V1 Recycle. Chất thải nhựa được nghiền thành dạng hạt hoặc mảnh để chế biến tiếp và xử lý dễ dàng hơn. Ảnh: todayonline.com |
|
Nam châm được lắp đặt trong các máy nghiền để đảm bảo rằng nhựa tái chế không có tạp chất kim loại trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Ảnh: todayonline.com |
|
Sau quá trình xử lý và làm sạch, nhựa được nung tan chảy khoảng 190 đến 300 độ C, tùy thuộc vào loại nhựa. Ảnh: todayonline.com |
|
Nhựa tan chảy được làm lạnh và cắt thành những hạt nhựa nhỏ… Ảnh: todayonline.com |
|
... sau đó chúng được đóng bao để chuyển sang nhà máy sản xuất đồ dùng tái chế tại Malaysia. Ảnh: todayonline.com |
|
Ngoài việc ưu tiên tái chế rác thải, Singapore còn dùng cách thiêu rác để tạo ra điện. Hiện nước này có 4 nhà máy điện từ rác thải, đáp ứng khoảng 3% nhu cầu điện năng của đảo quốc sư tử. Vào năm tới, một nhà máy điện từ rác thải tương tự sẽ đi vào hoạt động. Ảnh: todayonline.com |
NAM VIỆT
NAM VIỆT