Khai thác năng lượng mặt trời tốt hơn nhờ… vi khuẩn

TẠ XUÂN QUAN 12/07/2018 16:23

(QNO) - Tổ chức sống đầu tiên khai thác năng lượng mặt trời để phát triển chính là các vi sinh vật. Vì vậy, các nhà khoa học nghĩ cách đưa chúng vào tế bào quang năng để là chúng hoạt động tốt hơn. Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia (UBC) đã phát triển một phương pháp mới để chế tạo các tế bào năng lượng mặt trời có chứa vi khuẩn, hiệu quả hơn các hệ thống tương tự và thậm chí có thể hoạt động vào những ngày trời đầy mây mù.

Thông thường để tạo tế bào quang năng sinh học cần phải trích xuất vi khuẩn từ những loại thuốc nhuộm đặc biệt, quá trình này phức tạp, tốn kém và phải dùng các dung môi độc hại.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu UBC đã sử dụng một phương án thay thế đơn giản. Họ đã biến đổi gen của vi khuẩn E.coli để sản xuất được Lycopene, có hiệu quả tự nhiên khi thực hiện quá trình quang hợp. Sau đó, vi khuẩn được bọc trong một vật liệu bán dẫn và được áp vào một phiến kính.

Để thiết bị tiếp xúc với ánh sáng, nhóm nghiên cứu có thể ghi lại mật độ hiện tại là 0,686 milliamps trên mỗi centimét vuông, gần như gấp đôi so với các tế bào năng lượng mặt trời sinh học khác. Được biệt giá thành sản xuất chỉ bằng 10% so với tế bào quang năng sinh học thông thường. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết tế bào này có thể hoạt động hiệu quả trong ánh sáng mờ, có thể mở rộng tính hữu ích của nó cho những phần ít nắng trên thế giới.

Trang tin Newatlas dẫn lời Vikramaditya Yadav, nhà nghiên cứu chính của dự án cho biết: “Chúng tôi ghi nhận mật độ dòng điện cao nhất hiện nay cho một pin mặt trời sinh học. Những vật liệu lai mà chúng tôi đang phát triển có thể được sản xuất với hiệu quả kinh tế và bền vững”.

TẠ XUÂN QUAN

TẠ XUÂN QUAN